Trong buổi đối thoại với nông dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Trước khi gieo hạt xuống phải tính tới việc sản xuất bao nhiêu, bán cho ai. Quan trọng vẫn là “thị trường, thị trường và thị trường”.
Sáng 9.4 tại TP. Hải Dương, lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị đối thoại với nông dân với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, khơi dòng động lực, tiếp đà 30 năm đổi mới”. Hàng trăm nông dân tiêu biểu trên cả nước đã tham gia đối thoại cùng Thủ tướng.
Nông dân... chán ruộng
Ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đánh giá cao những thành tựu của nông nghiệp Việt Nam. Hết quý 1/2018, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 189,5 nghìn tỉ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng cao nhất trong 13 năm gần đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ông Sùng cho rằng nông nghiệp, nông dân, nông thôn của nước ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức rất lớn.
Đó là tâm lý của một bộ phận rất lớn nông dân còn mang nặng tư tưởng tự phát, nhỏ lẻ, thiếu hợp tác. Vốn đầu tư xã hội vào phát triển nông nghiệp nhất là khu vực sản xuất kinh doanh còn quá nhỏ so với nhu cầu; sản xuất nông nghiệp chậm chuyển biến theo hướng hiện đại, năng suất chất lượng, giá trị thương mại, khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất nông sản chưa cao.
Bên cạnh đó, việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, không ổn định; chưa thấy hết tác hại của “rau hai luống, lợn hai chuồng”. Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nông thôn, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho hợp tác xã nông nghiệp và các tổ chức chính trị-xã hội ở cơ sở còn nhiều mặt hạn chế; ứng dụng khoa học-công nghệ của người nông dân chưa cao.
Đặc biệt, ông Sùng cho rằng một bộ phận không nhỏ nông dân có tâm lý không muốn làm nông nghiệp, không còn thiết tha với đồng ruộng. Việc sản xuất, cung ứng và sử dụng phân bón đang tồn tại nhiều hạn chế, tiêu cực, nhất là nạn phân bón kém chất lượng và giá cả không ổn định, công tác thanh tra và xử lý chưa được quan tâm đúng mức.
“Quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy ở nhiều lĩnh vực, nhất là công tác quy hoạch, kinh tế-xã hội và kế hoạch sử dụng đất, đền bù và giải phóng mặt bằng... Tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, mệnh lệnh, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho dân ở một số nơi chưa được ngăn chặn”, ông Sùng nhấn mạnh.
Thị trường, thị trường và thị trường
Đặt câu hỏi với đại diện Chính phủ, nhiều nông dân bày tỏ sự khó khăn trong vấn đề vay vốn và thị trường tiêu thụ, bảo quản nông sản và đề nghị Chính phủ hỗ trợ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằngchưa bao giờ nông nghiệp có được sự phát triển như hiện nay với với hơn khoảng 40 tỉ USD xuất khẩu, chứng tỏ đầu ra rất tốt. Việc đầu ra cho sản phẩm có tình trạng dư thừa nhưng không phải địa phương nào cũng vậy.
Theo Thủ tướngtrước khi sản xuất, người nông dân cần đặt ra câu hỏi tiêu thụ ở đâu. Nông dân phải sản xuất cái thị trường cần chứ không không phải sản xuất cái bản thân mình có.
“Cần phải tìm thị trường tiêu thụ tốt hơn. Thủ tướng, các phó thủ tướng, đại sứ… đi làm việc bất cứ đâu cũng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam để quảng bá. Sau khi ký các hiệp định thương mại tự do, rất nhiều sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện ở các thị trường mới”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhấn mạnhcần xây dựng quy hoạch sản xuất theo vùng, để sản xuất phù hợp với năng lực, điều kiện địa phương chứ không phải làm ào ào. “Trước khi gieo hạt xuống phải tính tới việc sản xuất bao nhiêu, bán cho ai. Quan trọng vẫn là “thị trường, thị trường và thị trường”.
Tham dự buổi đối thoại, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng cho rằngnăng lực trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam rất lớn, nếu không lo được khâu thị trường sẽ hạn chế tiềm năng của nền nông nghiệp. Do đó, bên cạnh việc tạo điều kiện sản xuất tốt nhất cho nông nghiệp thì công tác thông tin thị trường cũng là nhiệm vụ được các bộ quan tâm.
“Tuy nhiên, dù bộ máy có lớn tới đâu, nhưng chỉ đi vào vụ mùa cụ thể thì không thể làm được, cái quan trọng là phải tổ chức sản xuất, để khai thác thông tin thị trường hiệu quả hơn”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam trên thế giới. Vấn đề ở đây là thời gian qua cónhiều biến động ở thị trường này chủ yếu do xuất khẩu tiểu ngạch và phải khắc phục điều này.
“Để không bị lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, cách duy nhất làphải tích cực tìm kiếm, khai thác nhiều thị trường mới, đa dạng, không phụ thuộc vào thị trường nào. Chính phủ đã và đang nỗ lực, kiên trì để mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, trong đó có nông thủy sản và đã đạt được nhiều kết quả tích cực”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Công Thương cũng lưu ýbà con nông dân cần chủ động nâng cao nhận thức, nắm bắt thông tin, liên kết với doanh nghiệp, sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn, quy định của thị trường nhập khẩu, đảm bảo uy tín chất lượng và sự bền vững cho hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam.
Về hỗ trợ kho bảo quản, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lý giải,có những vấn đề khi tham gia hội nhập, Nhà nước không thể vượt qua việc hỗ trợ trực tiếp. Nhà nước sẽ hỗ trợ bằng chính sách cơ chế, còn đầu tư thì tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, tạo liên kết cho doanh nhiệp và nông dân.
NHNN sẽ làm việc với NHTM về vốn vay cho nông dân vào tuần tới
Theo nông dân Tô Hiến Thành từHiệp Hòa, Bắc Giang, khó khăn nhất đối với nông dân là vay vốn, khi vay được thì lãi suất cao. Nếu không vay được thì phải vay tín dụng đen cao gấp nhiều lần so với ngân hàng. Ông Thành mong muốn Chính phủ có thể giảm lãi suất cho vay nông nghiệp và ngăn chặn tín dụng đen ở nông thôn.
“Vua vịt trời” Nguyễn Đăng Cường ở Thuận Thành, Bắc Ninhcũng có chung thắc mắc. Ông Cường cho biết nhiều nước cho nông dân vay vốn với lĩnh vực nông nghiệp lãi suất rất thấp, chỉ bằng 1/2 lãi suất ở lĩnh vực khác. Trong khi ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp rủi ro cao,bấp bênh nhưng phảivay vốn của các ngân hàng thương mại với lãi suất rất cao. Thủ tướng có giải pháp giảm 50% lãi suất so với lĩnh vực khác cho nông dân không?
Về vấn đề này ông Đào Minh Tú -Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tổng dư nợ cho vay tam nông đã đạt hơn 1,3 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 22% tổng dư nợ nền kinh tế; riêng tốc độ tăng trưởng vốn cho vay lĩnh vực tam nông đạt khoảng 20% (tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế khoảng 7%). Cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, dư nợ đã đạt 36.000 tỉ đồng, cho vay gần 6.400 khách hàng, trong đó chủ yếu cho vay đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với dư nợ đạt gần 31.286 tỉ đồng.
“Người dân không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng có phần do tính minh bạch thông tin của người dân chưa rõ ràng, sử dụng không hiệu quả đồng vốn nên các ngân hàng không thể cho vay, dễ phát sinh nợ xấu. Ngân hàng NN-PTNT cũng đang triển khai thí điểm mô hình cho vay lưu động, trực tiếp đến xã. Nếu hiệu quả sẽ triển khai rộng, nhằm hạn chế tối đa tình trạng tín dụng đen”, ông Tú nói.
Ông Tú cho biết sẽ trực tiếp làm việc cùng các ngân hàng thương mại trong tuần tới để giải quyết những vướng mắc mà nông dân đang gặp phải. Chính phủ luôn xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn.
Hiện nay, trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp nông thôn là 7%/năm, thấp hơn từ 1% - 2% so với mặt bằng lãi suất chung. Chính phủ đang chỉ đạo sửa đổi Nghị định 55, sẽ nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm để phù hợp với đặc điểm, chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi và nhu cầu vốn ngày càng tăng; ưu đãi cho vay nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt vốn từ 50 triệu đồng sẽ tăng gấp đôi lên 100 triệu đồng.
Ông Phạm Toàn Vượng -Phó tổng giám đốcNgân hàng NN-PT-NTnêu quan điểm, về cho vay phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, ngân hàng đã triển khai trước gói cho vay 100.000 tỉ đồng của Chính phủ. Tuy nhiên,việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn dù ngân hàng hiện không thiếu vốn. Lý do làđầu tư vào nông nghiệp công nghệ caođòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi đó đầu ra chưa đảm bảo.
Lam Thanh