“Cần thay đổi nhận thức một cách căn bản và sâu sắc, phải thực sự lấy kinh tế tư nhân là một động lực hết sức quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phải xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính, xóa bỏ tư tưởng: Quan hệ tốt với chính quyền sẽ có cơ hội tiếp cận tốt hơn các tài nguyên, đất đai, thể chế và các ưu đãi ngầm” – Thủ tướng nói.

Thủ tướng kêu gọi doanh nhân không tiếp tay cho tiêu cực nhũng nhiễu

Trí Lâm | 03/12/2016, 16:19

“Cần thay đổi nhận thức một cách căn bản và sâu sắc, phải thực sự lấy kinh tế tư nhân là một động lực hết sức quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phải xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính, xóa bỏ tư tưởng: Quan hệ tốt với chính quyền sẽ có cơ hội tiếp cận tốt hơn các tài nguyên, đất đai, thể chế và các ưu đãi ngầm” – Thủ tướng nói.

Ngày 3.12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3, nhiệm kỳ 2016-2021 của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam.

Thủ tướng cho biết, với số lượng chiếm đa số (trên 97%), các DNNVV là lực lượng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; trong đó đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản xuất công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và thu hút khoảng 50% lực lượng lao động của cả nước.

Do đó, để thúc đẩy nhóm doanh nghiệp này phát triển, Đảng, Chính phủ sẽ thay đổi về tư duy và cách tiếp cận với một tinh thần mới, cách tư duy mới, lắng nghe doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh; chỉ đạo và điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, xóa bỏ cơ chế xin-cho, duyệt-cấp, lợi ích nhóm, sân sau, tham nhũng, trục lợi...

“Cần thay đổi nhận thức một cách căn bản và sâu sắc, phải thực sự lấy kinh tế tư nhân là một động lực hết sức quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phải xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính, xóa bỏ tư tưởng: Quan hệ tốt với chính quyền sẽ có cơ hội tiếp cận tốt hơn các tài nguyên, đất đai, thể chế và các ưu đãi ngầm” – Thủ tướng nói.

Nhân đây, Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân "hãy nói không với tiêu cực", thực hiện kinh doanh với tinh thần liêm chính, không tiếp tay cho tiêu cực, nhũng nhiễu.

Người đứng đầu Chính phủ cho haycác DNNVV tới đây cần chiếm lĩnh thị trường trong nước, xây dựng thương hiệu và vươn ra thế giới, đạt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có thêm 1 triệu doanh nghiệp. Cần tạo điều kiện thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại, có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Hiệp hội phải là cái nôi, là bệ phóng cho những tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh của đất nước trong những năm tới.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng và phân phối toàn cầu. Cho dù những cái bắt tay giữa DNNVV Việt Nam và tập đoàn đa quốc gia có thể ví như cuộc chơi của người bé nhỏ với gã khổng lồ nhưng đó chính là con đường ngắn nhất, tốt nhất để doanh nghiệp chúng ta lớn nhanh và ghi tên mình vào chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng và phân phối toàn cầu.

Theo Thủ tướng, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đặc trưng bởi công nghệ thông tin. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cơ bản vẫn đang ở giai đoạn của cách mạng công nghiệp lần thứ 2, chủ yếu là gia công, lắp ráp.

Ví dụ các ngành dệt may, da giày, khai khoáng vẫn tự bằng lòng với cách phát triển dựa vào nhân công giá rẻ và tài nguyên, hệ quả là số lượngxuất khẩu cao nhưng thulại giá trị thấp. Ước tính chúng ta chỉ có chưa đến 0,1% doanh nghiệp khoa học công nghệ trong tổng số doanh nghiệp. Chi phí đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam chỉ chưa đầy 0,3% doanh thu trong khi tại Ấn Độ tỷlệ này là 5%, Hàn Quốc là 10%, Nhật Bản là 50%.

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, các hiệp hội doanh nghiệp, trong đó có Hiệp hội DNNVV Việt Nam huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác cùng nhau làm giàu chính đáng, cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hoàng Long
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, chỉ đạo công tác chống hạn tại Ninh Thuận
Trong chương trình công tác tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trước tình hình nắng nóng, hạn hán đang diễn ra gay gắt, trưa 28.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát tình hình nắng hạn tại huyện Ninh Sơn; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng kêu gọi doanh nhân không tiếp tay cho tiêu cực nhũng nhiễu