“Cứ trì trệ, bộ máy chạy không đều, kẻ đẩy, người kéo thì khó phát triển đất nước. Do đó, những rào cản, thủ tục, chi phí không cần thiết cần sớm xóa bỏ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải nhận rõ các bất cập, tồn tại

Trí Lâm | 20/12/2017, 14:22

“Cứ trì trệ, bộ máy chạy không đều, kẻ đẩy, người kéo thì khó phát triển đất nước. Do đó, những rào cản, thủ tục, chi phí không cần thiết cần sớm xóa bỏ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Sáng 20.12, tại Diễn đàn "Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017: Tăng cường động lực cho giai đoạn phát triển mới", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biếthội nhập kinh tếthời gian qua đạt một số kết quả khả quan.

Đó là kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2017 đạt con số kỷ lục 400 tỉ USD. Thu hút FDI đạt thành công lớn, với khoảng 24.000 dự án, tổng vốn trên 320 tỉ USD, ứng xử của các doanh nghiệp FDI đã tốt hơn. Nhiều FTA thế hệ mới được ký kết, nhiều thị trường mới được mở ra. Nhờ hội nhập đã cơ cấu lại nền kinh tế, một số ngành, sản phẩm đã được hình thành ở Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chia sẻ, dù mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 6,04%/năm trong giai đoạn 2007-2017 (thấp hơn so với 7,51%/năm trong những năm 2000-2006) song chất lượng và đà phục hồi tăng trưởng kinh tế ngày một vững chắc hơn.

Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phát huy vai trò của khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ; Việt Nam đã có 3 đối tác chiến lược toàn diện, 15 đối tác chiến lược và 12 đối tác toàn diện, hầu hết được thiết lập trong giai đoạn 2007-2017.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằnghội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hội nhập, sự phối hợp giữa các bộngành, địa phương còn bất cập đã phần nào làmgiảm hiệu quả của những chủ trương, chính sách, chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế.

"Các doanh nghiệp Việt Nam, với trên 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã bộc lộ những điểm yếu về tư duy chiến lược, về trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh khi phải thực thi các cam kết hội nhập ngày càng sâu rộng", Phó thủ tướng Huệ nhận định.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng địnhnhững điểm yếu cố hữu của nền kinh tế như mất cân đối đầu tư - tiết kiệm, thâm hụt thương mại, khả năng cạnh tranh chậm cải thiện... bộc lộ rõ nét hơn dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế.

Diễn đàn "Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017: Tăng cường động lực cho giai đoạn phát triển mới" - Ảnh VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu rõphải nhìn nhận các bất cập, tồn tại mà nếu làm tốt hơn thì kết quả đầy đặn hơn, mang lại lợi ích lớn hơn cho đất nước. Sức cạnh tranh chưa bắt kịp với hội nhập. Khu vực doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI chưa có sự liên kết hiệu quả.

“Nhận thức và hành động của một số ngành, địa phương, đặc biệt của người dân, doanh nghiệp về hội nhập là vấn đề rất lớn. Chính nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, cho nên hành động chưa đủ quyết liệt để chuyển tình thế phù hợp với hội nhập”, Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, Chính phủ Việt Nam coi hội nhập kinh tế quốc tế là động lực để cải cách kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phát huy mạnh mẽ Chính phủ kiến tạo để tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh tốt hơn.

“Cứ trì trệ, bộ máy chạy không đều, “kẻ đẩy, người kéo” thì khó phát triển đất nước. Do đó, những rào cản, thủ tục, chi phí không cần thiết cần sớm xóa bỏ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đặc biệt, Thủ tướng cho rằng cần rà soát các thỏa thuận hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là cam kết trong các FTA; đôn đốc các bộngành và địa phương thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế; định kỳ báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện.“Phải có kỷ luật nghiêm về vấn đề này. Một số địa phương chưa quan tâm và chỉ đạo điều này còn kém thì phải khắc phục”, Thủ tướng nói.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, người đứng đầu địa phương cần thúc đẩy doanh nghiệp chủ động tìm hiểu FTA để xây dựng phương án kinh doanh sáng tạo vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế.

"Kinh tế góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, kinh tế bao giờ cũng đi đầu vào trọng tâm, có thực mới vực được đạo. Chúng ta không thể cứ trì trệ, chậm trễ mãi trong khi thế giới thay đổi hằng ngày, hằng giờ", Thủ tướng đề nghị.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết luôn xác định doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng và tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

“Doanh nghiệp mà có niềm tin thì sẽ phát triển”, Thủ tướng nói. “Vì sao thương vụ bán cổ phần Sabeco thành công lớn như thế? Nhà đầu tư họ thấy niềm tin thị trường, niềm tin xã hội vào Chính phủ, vào kinh tế vĩ mô của Việt Nam”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Tiến trình hội nhập nói chung, đặt biệt là kinh tế quốc tế cần phải có quyết tâm cao, với sự sáng tạo, nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành. Không có quyết tâm cao, không có hành động cụ thể, không triển khai đến nơi đến chốn, chúng ta nửa vời thì chúng ta sẽ thất bại”.

Hoài Phong
Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, chỉ đạo công tác chống hạn tại Ninh Thuận
Trong chương trình công tác tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trước tình hình nắng nóng, hạn hán đang diễn ra gay gắt, trưa 28.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát tình hình nắng hạn tại huyện Ninh Sơn; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải nhận rõ các bất cập, tồn tại