Thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức tiêm chủng cho học sinh các cấp sau khi cơ quan chuyên môn có hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức tiêm chủng cho học sinh các cấp khi có hướng dẫn

Lam Thanh | 04/09/2021, 17:49

Thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức tiêm chủng cho học sinh các cấp sau khi cơ quan chuyên môn có hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị đẩy mạnh các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình ứng phó với đại dịch COVID-19.

Tổ chức tiêm chủng cho học sinh

Chỉ thị nêu rõ dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục. Giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh gặp rất nhiều khó khăn cả về đời sống và trong hoạt động học tập. Đặc biệt, việc học trực tuyến trong thời gian dài ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, sự phát triển của trẻ em, học sinh.

Dự báo dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục - Đào tạo, các bộ, địa phương chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập. Những nơi an toàn trong phòng chống dịch thì vẫn khai giảng bình thường như mọi năm.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu xác định các nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình dạy học, làm cơ sở cho các địa phương, các cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình; tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa...

Thủ tướng cũng yêu cầu tổ chức tiêm chủng cho học sinh các cấp sau khi cơ quan chuyên môn có hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi; rà soát gửi Bộ Y tế cấp bổ sung và tiêm vắc xin cho tất cả giáo viên các cấp học theo quy định.

thu-tuong-3.jpg
Thủ tướng yêu cầu tiêm vắc xin cho học sinh, giáo viên

Bộ Giáo dục - Đào tạo được giao nhiệm vụ hướng dẫn các gia đình trong việc phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên bảo đảm an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến; chỉ đạo các nhà xuất bản cung cấp sách giáo khoa (cả bản điện tử) đầy đủ, thuận lợi cho học sinh khi bước vào năm học mới, nhất là tại các địa phương tổ chức học trực tuyến.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu hướng dẫn xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến một cách phù hợp; xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 và các năm tiếp theo, phù hợp với tình hình thực tiễn; từng bước chuyển đổi việc tuyển sinh, đào tạo, kiểm tra đánh giá và bảo vệ tốt nghiệp sang hình thức trực tuyến phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập internet cho học sinh, sinh viên và giáo viên...

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch cho học sinh, sinh viên và bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh trong nhà trường; xây dựng phương án cụ thể về việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp (đối tượng dưới 18 tuổi).

Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục - Đào tạo nghiên cứu chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh một cách phù hợp trong một số trường hợp đặc thù.

Ưu tiên hỗ trợ học sinh khó khăn

Thủ tướng yêu cầu các địa phương không có dịch COVID-19 chủ động phương án cho học sinh tựu trường và thường xuyên sàng lọc, tầm soát nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm COVID-19; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Địa phương đang có dịch và thực hiện Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16 thì trước mắt tổ chức dạy học trực tuyến; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới.

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm điều kiện để dạy học trực tuyến, chuyển đổi số trong giáo dục; đổi mới phương thức dạy học giúp trẻ em, học sinh vừa học vừa chơi, hứng thú học tập, chấp hành giãn cách, giảm căng thẳng trong thời gian giãn cách xã hội.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu khẩn trương thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; bảo đảm không học sinh nào không được đến trường sau dịch COVID-19 vì khó khăn; giảm bớt khó khăn cho giáo viên bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục mầm non.

Song song với đó, Thủ tướng yêu cầu ưu tiên bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm, phục vụ chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; có giải pháp phù hợp hỗ trợ học sinh, giáo viên các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa không có khả năng tiếp cận với hình thức học trực tuyến, học qua truyền hình.

Bài liên quan
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng yêu cầu tổ chức tiêm chủng cho học sinh các cấp khi có hướng dẫn