Ông Umeda Kunio,.Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra cảnh báo du học sinh, thực tập sinh Việt Nam cần cảnh giác với các công ty môi giới lừa đảo và dẫn dụ tham gia các hoạt động phạm pháp khi sang học tập tại quốc gia này.

Thực tập sinh Việt Nam cần tránh bị 'dụ' vào các đường dây ngoài vòng pháp luật tại Nhật Bản

nguyentuyet | 23/01/2019, 17:10

Ông Umeda Kunio,.Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra cảnh báo du học sinh, thực tập sinh Việt Nam cần cảnh giác với các công ty môi giới lừa đảo và dẫn dụ tham gia các hoạt động phạm pháp khi sang học tập tại quốc gia này.

Ngày 22.1, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH tổ chức hội thảo cung cấp thông tin đúng về thực tập sinh và du học Nhật Bản.

Tại cuộc hội thảo, nhiều thông tin hữu ích được phía Nhật Bản cung cấp cho những người có nhu cầu sang nước này học tập.

Tuy nhiên, Đại sứ Nhật cũng đã đưa ra cảnh báoViệt Nam hiện đang dẫn đầu đầu trong số các vụ tội phạm người nước ngoài tại Nhật. Ông Umeda Kunio đưa ra con sốcho thấy trong vòng 3-4 năm gần đây, Việt Nam đứng đầu trong số các vụ tội phạm người nước ngoài, với hơn 90% là tội trộm cắp, và số thực tập sinh kỹ năng người nước ngoài bỏ trốn tại Nhật Bản.

Theo đại sứ Umeda Kunio, có ba điểm mà người Việt cần lưu ý trước khi sang Nhật Bản, đó là không sử dụng dịch vụ của các công ty môi giới hoạt động phi pháp, không trả phí môi giới cao và không đi du học với mục đích kiếm tiền.

“Các dấu hiệu để nhận dạng các công ty lừa đảo là họ tuyên bố đi Nhật Bản vừa học vừa làm có thể kiếm được nhiều tiền hay chúng tôi cố gắng thu xếp để các bạn có thể đi Nhật Bản sớm và đại sứ quán Nhật Bản là chỗ quen biết, có thể xin được visa. Tôi khẳng định những lời nói trên là những dẫn dụ và không đúng sự thực”, đại sứ Umeda Kunio nói.

Buổi hội thảo của ĐSQ Nhạt tại Hà Nội - Ảnh: - H.Sơn

“Các bạn trẻ Việt Nam đến Nhật Bản với nhiều ước mơ và hoài bão, không có bất kỳ ai đến với mục đích ban đầu là phạm tội. Tuy nhiên, có những người coi giấc mơ của các bạn trẻ là nguồn kiếm lời và đẩy các bạn vào con đường đó”, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umeda phát biểu.

“Khi đó, công ty môi giới sẽ lôi kéo các bạn trẻ vào các tổ chức chuyên đi ăn cắp", ông Umeda Kunio cảnh báo.

Về điều kiện để người Việt làm việc tại Nhật Bản, ông Momoi, Bí thư phụ trách của Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho biết có 3 loại. Đó là người đến Nhật Bản để thực tập kỹ năng (vừa làm việc cho doanh nghiệp vừa tiếp thu kỹ năng, ở tối đa 5 năm), những người được doanh nghiệp Nhật tuyển dụng, tốt nghiệp đại học và 3 năm kinh nghiệm và người có kỹ năng đặc biệt (đã hoàn thành ba năm thực tập kỹ năng).

Ông Momoi lưu ý người Việt cần có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú do công ty hoặc trường của Nhật Bản làm thủ tục trước. Đó là cơ sở để xin visa trên 90 ngày. Vì thế, việc các công ty tuyên bố visa dưới 90 ngày (visa du lịch) có thể dùng để làm việc tại Nhật Bản là lừa đảo. Những người thực tập kỹ năng tại Nhật Bản chỉ phải trả phí phái cử dưới 3.600 USD với hợp đồng ba năm, phí đào tạo trước khi xuất cảnh là 5.900.000 đồng. Ông Momoi khuyến cáo tất cả cần lấy phiếu thu khi nộp các khoản phí và liên hệ trực tiếp với cơ quan phái cử, không qua môi giới.

Tú Viên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
15 phút trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực tập sinh Việt Nam cần tránh bị 'dụ' vào các đường dây ngoài vòng pháp luật tại Nhật Bản