Cơ quan An ninh nội địa Mỹ (DHS) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 29.12 đã công bố một tài liệu dày 13 trang được xem là bằng chứng cho thấy Nga chính là chủ mưu tấn công mạng vào đảng Dân chủ, cố tình rò rỉ các tài liệu mật nhằm giúp ông Trump giành chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.

Tình báo Mỹ công bố bằng chứng Nga giúp Donald Trump thắng cử

Hà Ngọc Bách | 30/12/2016, 19:23

Cơ quan An ninh nội địa Mỹ (DHS) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 29.12 đã công bố một tài liệu dày 13 trang được xem là bằng chứng cho thấy Nga chính là chủ mưu tấn công mạng vào đảng Dân chủ, cố tình rò rỉ các tài liệu mật nhằm giúp ông Trump giành chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.

Tài liệu này có tên “Báo cáo phân tích chung” (JAR), chỉ được công bố sau khi Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama thông qua quyết định trừng phạt Nga do nước nàyđã can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ.

Đây là lần đầu tiên Mỹ công khai bằng chứng cáo buộc Nga đã tấn công vào máy chủ của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) nhằm giúp ông Trump thắng cử. Dù vậy, báo cáo này được cho là thiếu chiều sâu và đưa ra quá trễ.

Trước đó, nhiều công ty an ninh mạng tư nhân cũng đã có phân tích tương tự báo cáo của của FBI và DHS, ngay khi cuộc lựachọn ứngviên Tổng thống Mỹ còn đang diễn ra vòng vận động tranh cử.

"Hoạt động của các cơ quan tình báo Nga là một phần chiến dịch tấn công mạng chống chính phủ và công dân Mỹ", báo cáo nêu rõ.

Báo cáo JARxác định hàng loạt nhóm tin tặc Nga, trong đó có hai nhóm chính có tên là APT29 và APT28 cùng các các tổ chức an ninh tư nhân khác là những kẻ đã thực hiện các cuộc tấn công mạng vào DNC.

FBI và DHS cáo buộc Cơ quan tình báo Nga (FSB) chỉ huy nhóm tin tặc APT29 và Cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU) đứng sau APT28. APT29 là nhóm thực hiện tấn công mạng vào DNC, còn APT29 là nhóm trộm các email cá nhân của ông John Podesta, Chủ tịch Ủy ban Vận động tranh cử của ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Các cơ quan tình báo Mỹkhẳng định tin tặc Nga đã sử dụng phương thức tấn công Spear Phishing. Cụ thể, tin tặc sẽ gửi thư điện tử giả cho đối tượng mà họ muốn nhắm tới dưới vỏ bọc mạo danh là các nhân vật cấp cao, hoặc lừa người dùng nhấn vào các link dẫn đến các trang web độc hại, hoặc lừa đối tượng tải về máy tính các tập tin đã nhiễm độc. Từ đó tin tặc chiếm mật khẩu hay các thông tin mật của mục tiêu.

Cả Nga và ông Trump nhiều lần bác bỏ cáo buộc của chính quyền Washington rằng Moscow là chủ mưu cuộc tấn công mạng vào Mỹ làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử hồi đầu tháng 11.

Thiên Hà (theo Mirror)

Bài liên quan
Nga phản ứng về việc người Ấn Độ bị lôi kéo tham gia chiến sự tại Ukraine
Cái chết của Binil Babu, một thợ điện 32 tuổi từ bang Kerala, Ấn Độ, khi phục vụ cho quân đội Nga tại chiến trường Ukraine, đã làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt về việc tuyển dụng người nước ngoài vào lực lượng vũ trang.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình báo Mỹ công bố bằng chứng Nga giúp Donald Trump thắng cử