Cuộc chiến 17 năm của Mỹ tại Afghanistan đứng trước bước ngoặt mới trong tuần trước. Tổng thống Donald Trump ra lệnh giảm số quân đồn trú.

Tình hình Afghanistan sẽ ra sao khi Mỹ giảm lực lượng?

Cẩm Bình | 25/12/2018, 14:47

Cuộc chiến 17 năm của Mỹ tại Afghanistan đứng trước bước ngoặt mới trong tuần trước. Tổng thống Donald Trump ra lệnh giảm số quân đồn trú.

Ông Trump luôn đánh giá duy trì hiện diện quân sự ở quốc gia Trung Á quá lãng phí. Và nhà lãnh đạo Washington quyết định rút 7.000 trong tổng số 14.000 quân về nước.

Động thái này lập tức khiến Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis từ chức, đồng thời làm dấy lên nhiều nghi vấn về tình hình tại đây sau khi Mỹ giảm lực lượng.

Đàm phán hòa bình với Taliban

Giảm lực lượng có nguy cơ làm suy yếu tiến trình này. Trong năm nay, giới ngoại giao Mỹ đã nỗ lực thuyết phục Taliban ngồi vào bàn đàm phán nhưng lực lượng này nhiều lần từ chối.

Một số học giả cho biết trong bối cảnh nguồn lực còn dồi dào thì các nhóm chiến binh thường chọn chiến đấu thay vì thương lượng. Taliban hiện vẫn không chịu làm việc trực tiếp với chính quyền Kabul dù đã chấp thuận tham gia một số đàm phán sơ bộ trong tuần trước. Chiến lược “câu giờ” khiến quyết tâm ở lại của Washington xói mòn dần.

Ngay cả lúc Mỹ có đầy đủ 14.000 quân, Taliban cũng gây ra không ít thiệt hại và giữ quyền kiểm soát nhiều phần lãnh thổ. Lực lượng này có khả năng tăng cường tấn công khi chỉ còn một nửa lính ở lại. Họ sẽ tin rằng chiến lược của mình phát huy tác dụng, Mỹ hoàn toàn rời khỏi là một kỳ vọng hợp lý.

Mỹ hoàn toàn có thể dừng quyết định giảm lực lượng cho đàm phán. Tuy nhiên, ông Zalmay Khalilzad, đặc phái viên về vấn đề hòa bình cho Afghanistan, lại khẳng định cam kết của Washington với quốc gia Trung Á này.

Nguy cơ nội chiến

Rút quân có khả năng khiến nền chính trị nội địa Afghanistan phải tái tổ chức, làm nền tảng của chế độ do Mỹ hậu thuẫn hiện tại suy yếu. Nhà báo Sami Yousafzai của tờ Newsweek cho biết giới lãnh đạo Afghanistan nhận xét giai đoạn hiện tại (khi Tổng thống Trump công bố giảm lực lượng) với thời kỳ hỗn loạn sau khi Liên Xô rút khỏi năm 1989. Không còn nhà bảo trợ, chính quyền Tổng thống Mohammad Najibullah lúc đó mất vị thế thống trị, nhiềunhóm vũ trang trỗi dậy.

Bài học từ thế kỷ trước cộng với sự tồn tại của Taliban khiến những nhân tố chính trị nội địa Afghanistan phải chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất: một cuộc nội chiến giữa nhiều bên.

Tái tổ chức nền chính trị đem lại mối đe dọa cho liên minh cầm quyền của Tổng thống Ashraf Ghani. Ông muốn đắc cử trong cuộc bầu cử tháng 4 tới, nhưng tình hình an ninh ngày càng tồi tệ cùng với đấu đá chính trị có thể gây ra khó khăn cho bầu cử.

Khủng bố trỗi dậy

Chính quyền Washington tuyên bố sức mạnh của al-Qaeda tại Afghanistan đã bị kiềm chế. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Asfandyar Mir đến từ đại học Stanford thì tổ chức này vẫn giữ được khả năng đáng kể trong khu vực và đang cố gắng hồi phục.

Giảm lực lượng đồng nghĩa với giảm áp lực quân sự, tạo điều kiện cho al-Qaeda xây dựng lại hoạt động ở trong lẫn ngoài Afghanistan, cũng như huy động nguồn lực cần thiết cho một hoạt động khủng bố quốc tế quy mô lớn.

Ngay cả với hệ thống mạnh mẽ thì al-Qaeda cũng khó mà tấn công vào Mỹ. Nhưng với “chốn an toàn” Afghnistan, tổ chức có thể huấn luyện tân binh đồng thời lên kế hoạch cho bước đi tiếp theo.

Cẩm Bình (theo The Washington Post)
Bài liên quan
Truyền thông Mỹ: Israel đã phóng tên lửa đáp trả Iran
Một quan chức cấp cao của Mỹ nói với ABC News hôm 19.4 rằng Israel đã phóng tên lửa nhằm tấn công trả đũa Iran.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình hình Afghanistan sẽ ra sao khi Mỹ giảm lực lượng?