Hai nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga gặp nhau trong ngày 9.8 (giờ địa phương) tại St.Peterburg (Nga) sau gần 1 năm căng thẳng ngoại giao giữa hai nước do vụ máy bay Su-24 Nga bị F-16 Thổ Nhĩ kỳ bắn rơi.

Tổng thống Erdogan gặp ông Putin: Số phận Syria sẽ được định đoạt?

Hà Ngọc Bách | 10/08/2016, 04:27

Hai nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga gặp nhau trong ngày 9.8 (giờ địa phương) tại St.Peterburg (Nga) sau gần 1 năm căng thẳng ngoại giao giữa hai nước do vụ máy bay Su-24 Nga bị F-16 Thổ Nhĩ kỳ bắn rơi.

Cách đây không lâu, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton một mặt chỉ trích ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump vì "quan hệ quá mật thiết với Nga", mặt khác lại nói muốn "reset" (khởi động lại) quan hệ ngoại giao với Nga sau thời kỳ đóng băng quan hệ.

Nay tới lượt Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng muốn tái lập quan hệ đã bị sứt mẻ với Nga dobiến cố ngày 24.11 năm ngoái. "Thời cơ" để ông Erdogan có thể ngỏ lời bình thường hóa với Nga lại xuất phát từ vụ đảo chính bất thành hôm 15.7, khi nhiều tin đồn bên ngoài cho hay chính Nga là nước đã giúp vị tổng thống quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ thoát khỏi cuộc đảo chính an toàn.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia phân tích chính trị, chính cuộc khủng hoảng quan hệ giữa Ankara với phương Tây hiện nay đã buộc Thổ Nhĩ Kỳ tìm đến với Nga. Phương Tây, mà cụ thể là EU và Mỹ, bị Ankara cáo buộc đã "khoanh tay đứng nhìn" khi cuộc đảo chính xảy ra và lại lên tiếng chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ vì cuộc thanh trừng nhắm vào phe đối lập sau cuộc đảo chính.

Ngoài ra còn một vấn đề vướng mắc then chốt trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với EU là việc cung cấp chế độ miễn thị thực cho Ankara và xa hơn là việc chấp nhận nước này trở thành một thành viên của EU.

Trước đó, trả lời phỏng vấn hãng tin TASS của Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nói rằng ông muốn khôi phục lại quan hệ với Nga và khởi động lại hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Trong cuộc phỏng vấn trên, Tổng thống Erdogan nói rằng chuyến thăm Nga sắp tới của ông được coi là một cột mốc mới trong quan hệ song phương và "một trang mới sẽ được mở trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Trang mới này bao gồm hợp tác văn hóa, kinh tế và quân sự".

Tuy nhiên, ngoài những chuyện quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, số phận của cuộc chiến tại Syria có thể sẽ được định đoạtsau chuyến công du của Tổng thống Erdogan tới Nga.

Vị trí địa lý cũng như sức mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ khiến cho tiếng nói của nước này vô cùng quan trọng trong cuộc nội chiến ở Syria. Ankara đang tài trợ cho nhiều nhóm nổi dậy chống chính phủ của ông Bashar al-Assad, thậm chí nhiều lần còn tuyên bố là hòa bình chỉ có thể đến với Syria khi ông Assad từ bỏ quyền lực.

Một dấu hiệu cho thấy điều này là khi lực lượng nổi dậy Syria mới đây đã phá vòng vây của quân chính phủ ở Aleppo thành công và mục tiêu chủ yếu là mở lại tuyến đường cung cấp nhu yếu phẩm của họ từ bên kia biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Đối với Nga, những người đang thực hiện các đợt không kích lực lượng nổi dậy Syria ở Aleppo thì điều họ mong chờ nhất là lực lượng nổi dậy sau khi mở được vòng vây sẽ không nhận thêm vũ khí phòng không, thứ có thể bắn hạ máy bay Nga đang hoạt động trong khu vực.

Ngược lại, NATO và EU nếu đang mơ rằng ông Erdogan cùng chính phủ của ông sẽ quyết theo đuổi mục tiêu tiêu diệt chế độ của ông Assad hay cản dòng người tị nạn tràn sang châu Âu, thì tốt nhất họ nên nghĩ lại.

Cũng trong cuộc phỏng vấn với TASS, ông Erdogan có phát biểu một câu cực kỳ đáng lưu ý: "Một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria không thể có được nếu không có sự tham vấn của Nga. Chúng tôi có thể giải quyết khủng hoảng Syria nhờ vào sự hợp tác với Nga".

Nếu mọi người còn nhớ, gia đình Assad từng là "bạn bè thân thiết" của ông Erdogan ngay trước thời điểm cuộc khủng hoảng Syria nổ ra. Nếu ông Erdogan có thể bắn hạ máy bay chiến đấu của "người bạn" Putin và sau đó ôm chầm lấy Tổng thống nước Nga để làm hòa, không có gì có thể ngăn cản ông Erdogan lại một lần nữa trở thành "bạn bè thân thiết" của Tổng thống Assad.

Tóm lại, dù cuộc gặp giữa ông Putin và ông Erdogan ngày 9.8 có nói về vấn đề gì đi nữa thì nó cũng sẽ là tiền đề thay đổi hàng loạt vấn đề quan hệ quốc tế trong tương lại gần.

Hành trình quan hệ Nga-Thổ từ cuối năm 2015 tới nay

Ngày 24.11.2015, một máy bay Su-24 của Nga bị một chiếc F-16 bắn hạ khi đang thực hiện nhiệm vụ tại Syria.Tổng thống Putin gọi hành động này là cú “đâm sau lưng” của những kẻ đồng lõa với quânkhủng bố và áp đặt một loạt trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Ban đầu, Thổ Nhĩ Kỳ quyết leo thang căng thẳng với Nga tới cùng khi cho rằng máy bay quân sự của Nga đã "xâm phạm không phận" nước này trong khoảng thời gian 17 giây trước khi bị bắn hạ.

Tuy nhiên, đến tháng 6.2016, Tổng thống Erdogan đã đưa ra lời xin lỗi chính thức tới Nga. Ngày 29.6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm đáp lại và sau đó chỉ thị cho Chính phủ Nga tiến hành đàm phán để khôi phục quan hệ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác.

Ngày 22.7 Thủ tướng Nga Dmitry Medvedevđã ký quyết định khôi phục lại hoạt động của ủy ban liên chính phủ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ về hợp tác kinh tế.

Đến ngày 26.7, trong khuôn khổ chuyến thăm Moscow của Phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek, hai bên đã nhất trí khôi phục lại hợp tác trên nhiều lĩnh vực mà trước đó đã bị áp dụng hạn chế, đặc biệt là “dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”.

Thiên Hà (theo The Independent)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Erdogan gặp ông Putin: Số phận Syria sẽ được định đoạt?