Việc Tổng thống Donald Trump cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố ở cấp độ cao nhất đang "đổ thêm dầu vào lửa" trong khủng hoảng vùng Vịnh.

Tổng thống Mỹ ‘đổ thêm dầu vào lửa’ khủng hoảng vùng Vịnh

Trần Trí | 10/06/2017, 15:30

Việc Tổng thống Donald Trump cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố ở cấp độ cao nhất đang "đổ thêm dầu vào lửa" trong khủng hoảng vùng Vịnh.

Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ ngày 5.6, Ả Rập Saudi và các đồng minh vùng Vịnh tung đòn phong tỏa ngoại giao và kinh tế để cô lập Qatar, với lý donước này thân thiện với Iran và dung dưỡng các tổ chức khủng bố.

Cuộc phong tỏa gây ra sự lo ngại ở Qatar,nước xuất khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới, cũng là một điểm đến quốc tế. Hãng hàng không Qatar Airways đã phải bay vòng các tuyến bay đắt tiền qua Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi hãng bị chặn ở các nước khác tại Trung Đông.

Ông Trump dọahành động cứng rắn...

Ngày 9.6 tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nói ông quyết định “đã đến lúc phải yêu cầu Qatar kết thúc chuyện tài trợ và các tư tưởng cực đoan của họ”.

Ông Trump nói hồi tháng trước, khi ông gặp lãnh đạo các nước Ả Rập tại Ả Rập Saudi, họ đề nghị ông thách thức Qatar.

Ông nói: “Vì thế, chúng tôi phải quyết địnhnên chọn con đường dễ dàng hay cuối cùng phải chọn một hành động cứng rắn nhưng cần thiết? Chúng ta phải ngăn chặn sự tài trợ cho khủng bố. Đáng tiếc Qatar luôn là nhà tài trợ cho khủng bố ở cấp cao nhất”.

Chính phủ Qatar ra tuyên bố ngày 9.6: “Chúng tôi không vàsẽ không ủng hộ các tổ chức khủng bố”.

Mohammed bin Abdulrahman al-Thani, Ngoại trưởng Qatar nói cuộc phong tỏa là vi phạm luật quốc tếvà đang có âm mưu vận động dư luận quốc tế chống lại nước ông.

Theo báo Guardian, dù từ lâu Qatar phủ nhận việc ủng hộ hoặc tài trợ cho các nhóm khủng bố, các nhà ngoại giao phương Tây lại cáo buộc Qatar cho phép cấp tiền cho một số tổ chức Hồi giáo cực đoan dòng Sunni, như nhánh Al Qaeda ở Syria.

Cáo buộc này cũng giáng xuống nhiều người Kuwait vàẢ Rập Saudi.

... nhưng Ngoại trưởng Mỹ cố gắnglàm dịu tình hình

Phát biểu của Tổng thống Mỹ mâu thuẫn với những bình luận của Ngoại trưởng Rex Tillerson. Chỉ một giờ trước đó, ông Tillersonkêu gọi Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập và Bahrain nới lỏng cuộc phong tỏa Qatar.

Trong tuyên bố ngắn với các nhà báo, Ngoại trưởng Tillerson nói sự bao vây này cản trở nỗ lực quân sự của Mỹ chống quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và gây ra những hậu quả vềnhân đạo.

Ông Tillerson nói Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hòa giải cuộc khủng hoảng, nhưng ông cũng nói Qatar phải nỗ lực nhiều hơn để ngăn chặn sự ủng hộ khủng bố: “Tiểu vương Qatar đã có những tiến bộ trong việc ngăn chặn hỗ trợ tài chính và trục xuất khủng bố khỏi nước của ông ấy, nhưng ông ấy cần phải làm nhiều hơn và làm việc này thật nhanh”.

Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef Al Otaiba hoan nghênh phát biểu của ông Trump: “UAE hoan nghênh Tổng thống Trump đi đầu trong việc thách thức việc Qatar ủng hộ các tổ chức cực đoan. Bước tiếp theo là Qatar cầnthừa nhận những mối lo ngại này và xem xét lại chính sách khu vực của họ” .

Trước đó ngày 8.6, Qatar đã kêu gọi ông Trump can thiệp vào cuộc khủng hoảng vùng Vịnh. Đại sứ Qatar tại Mỹ, ông Meshal bin Hamad al-Thani nói: “Chúng tôi tin tưởng khả năng làm dịu cuộc khủng hoảng của ông ấy. Chúng tôi đủ can đảm để thừa nhận nếu cần sửa đổi một số điều”.

Sự can thiệp của Tổng thống Mỹ tiếp sau việcẢ Rập Saudi cùng các đồng minh Ả Rập trừng phạt hàng chục tổ chức và 59 người bịcáo buộc dính líu các tổ chức Hồi giáo cực đoan, trong đómột số người là dân Qatar hoặc có liên hệ với Qatar.

Trong lệnh cấm vận này có nhiều chính khách, doanh nhân, các thành viên cấp cao của hoàng gia cầm quyền ở Qatar và một cựu bộ trưởng nội vụ, thủ lĩnh tinh thần Youssef al-Qaradawi của tổ chức Anh em Hồi giáo, người đang sống ở Doha và bị Ai Cậpkết án tử hình vắng mặtsau vụ đảo chính quân sự năm 2013.

Ngoài ra còn cócác cá nhân ở Libya, các nhóm Hồi giáo dòng Shia ở Bahrain mà chính phủ các nước Ả Rập cho là có liên hệ với Iran.

Thách đố Qatar và Iran dễ gây nguy hiểm cho quân Mỹ ở vùng Vịnh

Lệnh cấm vận ngày càng siết chặt vòng vây Qatar, nước chủ nhà World Cup bóng đá 2022và là một trong những đối tác quân sự quan trọng của Mỹ ở Trung Đông.

Mối quan hệ Mỹ - Qatar từ lâu nay vốnphức tạpvì Doha cổ động một dạng thức Hồi giáo dòng Sunni bảo thủ. Nhưng quốc gia nhỏ bé vùng Vịnh này lại là một đối tác quân sự thân cận của Mỹ. Hơn 11.000 quân Mỹ và liên quân đang đóng ở căn cứ không quân AlUdeid ở ngoại ô Doha.Căn cứ này là trung tâm chỉ huy hoạt động oanh kích của Mỹ ở Syria, Iraq, Yemen và Afghanistan.

Cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng tuyên bố của ông Trump khó hiểu, vì xem ra đókhông phải là chiến lược chính thức của Mỹ: “Chẳng có lời giải thích tại sao ông ấy làm điều này”.

Ông Rhodes cũng cảnh báo lời lẽ ông Trump dẫn đến sự đe dọa chonỗ lực chống khủng bố IS, đe dọa lính Mỹ trú đóng ở vùng Vịnh và có nguy cơ gia tăng xung đột với Iran:“Việc này làm tăngnguy hiểmcho mục tiêu an ninh quốc gia của chúng ta trong ngắn hạn, vàcó nguy cơ dài hạn gia tăng xung đột ở nhiều mặt trận. Tại Trung Đông, sẽ là sai lầm nếu nghĩ mọi sự không thể tệ hại hơn”.

Trung Trực (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Mỹ ‘đổ thêm dầu vào lửa’ khủng hoảng vùng Vịnh