Theo AP, Tổng thống Joe Biden đã triệu tập một cuộc họp "khẩn cấp" của nhóm G7 và các nhà lãnh đạo NATO tại Indonesia vào sáng 16.11 để tham vấn về việc Ba Lan trúng tên lửa.

Tổng thống Mỹ triệu tập cuộc họp 'khẩn' sau khi Ba Lan trúng tên lửa

Hoàng Vũ | 16/11/2022, 09:13

Theo AP, Tổng thống Joe Biden đã triệu tập một cuộc họp "khẩn cấp" của nhóm G7 và các nhà lãnh đạo NATO tại Indonesia vào sáng 16.11 để tham vấn về việc Ba Lan trúng tên lửa.

Ông Biden, người đang ở Indonesia dự hội nghị thượng đỉnh G20, đã gọi điện cho Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda vào đầu ngày hôm nay để bày tỏ "lời chia buồn sâu sắc" về thiệt hại nhân mạng. Biden hứa trên Twitter rằng “Mỹ sẽ hỗ trợ đầy đủ cuộc điều tra của Ba Lan” và “tái khẳng định cam kết chặt chẽ của Mỹ đối với NATO”.

Tại một bàn tròn lớn trong một phòng họp của khách sạn, Tổng thống Mỹ đã tiếp đón các nhà lãnh đạo của G7, bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Liên minh Châu Âu (EU), cùng với chủ tịch của Hội đồng châu Âu và thủ tướng của các đồng minh NATO là Tây Ban Nha và Hà Lan.

https___cdn.cnn.com_cnnnext_dam_assets_211031152214-09-biden-g20-1031.jpg
Ông Biden phát biểu tại thượng đỉnh G20 - Ảnh: CNN

Động thái trên diễn ra sau khi Ba Lan báo cáo về một tên lửa tấn công làng Przewodow và gây thiệt mạng 2 dân thường vào chiều ngày 15.11 (giờ Ba Lan). Thông cáo của Bộ Ngoại giao Ba Lan xác định tên lửa này được sản xuất tại Nga. Nhưng tổng thống Ba Lan, Duda, thận trọng hơn về nguồn gốc của nó, nói rằng các quan chức không biết chắc chắn bên nào đã bắn nó hoặc nó được sản xuất ở đâu. Ông nói rằng nó "có lẽ là" do Nga sản xuất, nhưng điều đó vẫn đang được xác minh.

Trong khi đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của một ủy ban về các vấn đề an ninh và quốc phòng quốc gia, người phát ngôn của chính phủ cho biết trên Twitter hôm 16.11.

Ủy ban, bao gồm người đứng đầu các bộ quốc phòng, nội vụ, tư pháp và ngoại giao cũng như điều phối viên các cơ quan tình báo, là cơ quan chuẩn bị và điều phối các quyết định về an ninh quốc phòng.

Được biết, điều khoản số 5 về phòng thủ tập thể trong hiệp ước của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nêu rõ rằng “một cuộc tấn công nhắm vào một đồng minh được xem như là một cuộc tấn công chống lại cả liên minh”.

Điều 5 còn quy định chi tiết rằng bất kỳ đồng minh nào, trong việc thực hiện quyền tự vệ của cá nhân hoặc tập thể, sẽ thực hiện với tư cách cá nhân và phối hợp với các bên khác, hành động mà họ cho là cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực.

Hai nhà ngoại giao châu Âu cho Reuters biết Ba Lan đã yêu cầu NATO tổ chức cuộc họp theo điều 4 của hiệp ước để tham vấn giữa các đồng minh. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tiết lộ nước này cũng đang tăng cường tình trạng sẵn sàng của một số đơn vị quân đội.

Bài liên quan
Sự khác biệt lớn giữa Thung lũng Silicon ở Mỹ và 'đảo Silicon' Đài Loan
Nữ phóng viên Jane Lanhee Lee của hãng tin Boomberg đã đặt chân đến Đài Loan, nơi sản xuất ra thế hệ chip tiếp theo, và nhận thấy có sự khác biệt lớn so với Thung lũng Silicon ở Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
13 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Mỹ triệu tập cuộc họp 'khẩn' sau khi Ba Lan trúng tên lửa