Ba nhà mạng Verizon, AT&T và T-Mobile gặp rắc rối vì chặn các tin nhắn cho chiến dịch tái tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 của ông Donald Trump.

Tổng thống Trump hỏi tội 3 nhà mạng vì bị chặn tin nhắn chiến dịch tái tranh cử

24/07/2020, 15:43

Ba nhà mạng Verizon, AT&T và T-Mobile gặp rắc rối vì chặn các tin nhắn cho chiến dịch tái tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 của ông Donald Trump.

Theo trang Business Insider, các vấn đề bắt đầu vào đầu tháng 7 khi một công ty bên thứ ba được ba nhà mạng di động lớn của Mỹ ký hợp đồng chặn các tin nhắn văn bản không mong muốn được gửi bởi chiến dịch Trump.

Chiến dịch Trump tuyên bố những tin nhắn văn bản này được gửi thủ công nên không vi phạm lệnh cấm của Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC). Cụ thể là FCC chỉ đưa ra lệnh cấm với tin nhắn gửi tự động.

“Tin nhắn văn bản gửi tới điện thoại di động yêu cầu phải có sự đồng ý trước của bên nhận nếu chúng được tạo bằng cách tự động. Tuy nhiên, tin nhắn văn bản chính trị có thể được gửi mà không có sự đồng ý trước của người nhận, nếu người gửi không sử dụng công nghệ tự động để gửi ", trang web của FCC giải thích.

Dù vậy có những khía cạnh khác mà tin nhắn văn bản của chiến dịch Trump có thể bị coi là vi phạm luật thư rác. Theo Business Insider, chiến dịch Trump thường không cung cấp cho người nhận tin nhắn cách hủy đăng ký hoặc từ chối nhận.

Nếu vi phạm các quy tắc của FCC và luật chống robocalling (cuộc gọi điện thoại được ghi âm sẵn và cung cấp những thông điệp được soạn sẵn) sẽ bị phạt các khoản tiền lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD. Vì vậy, chiến dịch Trump gửi tin nhắn văn bản cho những người không đăng ký chúng phù hợp với định nghĩa về vi phạm đó.

Trớ trêu thay là vào đầu năm nay, Tổng thống Trump đã ký một đạo luật để tăng tiền phạt vi phạm với các vụ lừa đảo và thư rác.

Tổng thống Trump nổi giận vì bị 3 nhà mạng Verizon, AT&T và T-Mobile chặn tin nhắn chiến dịch tái tranh cử.

Jared Kushner, con rể và cố vấn của ông Trump, đã gọi cho các CEO của Verizon, AT&T và T-Mobile để phàn nàn về việc bị chặn tin nhắn văn bản.

Trong một tuyên bố với Business Insider, Giám đốc truyền thông chiến dịch của Trump - Tim Murtaugh nói: "Bất kỳ nỗ lực nào của các hãng để hạn chế chiến dịch liên hệ với những người ủng hộ là ngăn chặn phát ngôn chính trị. Đơn giản là thế”.

Đến nay ba nhà mạng Mỹ đã chọn cách im lặng và không đưa ra tuyên bố công khai nào.

Tiếp cận smartphone là một phần chính trong chiến lược tái tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Trump. Chiến dịch Trump cũng thường xuyên gửi tin nhắn văn bản để gây quỹ từ đường dây của Tổng thống Mỹ.

Năm ngoái, chiến dịch Trump thậm chí đã cập nhật chính sách bảo mật kỹ thuật số trên trang web của mình, mở rộng những gì có thể làm để tiếp cận cử tri trên smartphone của họ. Việc thay đổi này thừa nhận khả năng sử dụng các thiết bị đèn hiệu trong chiến dịch để theo dõi vị trí thực tế của người dùng thông qua smartphone. Với dữ liệu này, chiến dịch có khả năng kết nối người dùng smartphone dựa trên vị trí của họ với các thông báo mang đến hiệu quả cao.

Đến nay cuộc chiến giữa Trump với các nhà mạng di động trong chiến dịch gửi tin nhắn văn bản không như mong muốn của ông vẫn tiếp tục.

Sau khi loạt thăm dò dư luận cho thấy ông Trump đang dần tụt lại phía sau đối thủ Joe Biden từ đảng Dân chủ, chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Mỹ đã tăng chi tiêu vào tháng 6.2020.

Theo hồ sơ bầu cử liên bang, chiến dịch của ông Trump chi 50 triệu USD trong tháng 6, gấp đôi so với tháng 5. Cựu phó tổng thống Mỹ - Joe Biden chỉ chi 37 triệu USD, phần lớn trong đó được dùng cho quảng cáo kỹ thuật số.

Trong tháng 6, ông Joe Biden đã được đóng góp tài chính nhiều hơn Tổng thống Trump (63,4 triệu USD so với 55,2 triệu USD). Song tính đến cuối tháng 6, cả hai người huy động được lượng tiền ủng hộ gần như nhau, vào khoảng 110 triệu USD.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Biden dẫn trước Tổng thống Trump một cách đáng kể. Lý do vì cử tri bức xúc với cách Tổng thống Trump xử lý COVID-19 cũng như trấn áp phong trào phản đối phân biệt chủng tộc.

Sau Ấn Độ và Mỹ, TikTok lâm nguy ở Úc vì bị bóc mẽ nói dối

Thủ thuật tránh TikTok và các ứng dụng âm thầm ngốn tiền 3G/4G

Sau Ấn Độ và Mỹ, TikTok lâm nguy ở Úc vì bị bóc mẽ nói dối

Coinbase chặn hacker kiếm thêm 6,5 tỉ đồng từ vụ chiếm 130 tài khoản Twitter

Nhân Hoàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Trump hỏi tội 3 nhà mạng vì bị chặn tin nhắn chiến dịch tái tranh cử