Nhiều chốt kiểm soát ở TP.HCM đã tạm ngưng yêu cầu khai báo di biến động dân cư. Thay vào đó, cơ quan chức năng sẽ siết chặt giấy đi đường khiến nhiều khu vực ùn ứ, nhiều người phải quay đầu về.

TP.HCM: Không bắt khai báo 'di biến động dân cư', siết giấy đi đường

Tuyết Nhung (tổng hợp) | 16/08/2021, 10:49

Nhiều chốt kiểm soát ở TP.HCM đã tạm ngưng yêu cầu khai báo di biến động dân cư. Thay vào đó, cơ quan chức năng sẽ siết chặt giấy đi đường khiến nhiều khu vực ùn ứ, nhiều người phải quay đầu về.

Theo TNO, từ sáng 16.8, các chốt kiểm soát COVID-19 trên nhiều tuyến đường như: Phan Đăng Lưu, Lê Văn Duyệt, Đinh Bộ Lĩnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) và nhiều chốt tại Q.Gò Vấp đã liên tục xảy ra tình trạng ùn ứ.

9c0d11afab205c7e0531_zfoe(1).jpg
TP.HCM siết giấy đi đường của người dân - Ảnh: Thanh Niên

Mặc dù hôm nay (16.8), các chốt không yêu cầu khai báo di biến động dân cư nhưng việc siết chặt thời hạm giấy đi đường khiến nhiều người dân buộc phải quay đầu xe, không thể qua chốt.

Tại chốt Phan Đăng Lưu - Nguyễn Công Hoan (Q.Bình Thạnh), tình trạng ùn ứ tại chốt cũng xảy ra và kéo dài nhiều giờ liền. Gần trăm phương tiện xếp hàng nối dài tại chốt để chờ khai báo, xuất trình giấy tờ đi đường.

Tổ công tác liên tục nhắc nhở người dân việc giấy ra đường chỉ có hiệu lực trong vòng 7 ngày và không giải quyết các trường hợp quá hạn. Có nhiều trường hợp giấy tờ chưa hợp lệ nên buộc phải quay đầu vì không đủ điều kiện qua chốt.

Trao đổi với Thanh Niên, đại diện lãnh đạo Đội CSGT Q.3 (TP.HCM) cho biết, hiện đơn vị đã tạm ngưng khai báo di biến động dân cư. Đơn vị đang tiếp tục triển khai kiểm tra giấy đi đường của người dân tại các chốt phòng dịch COVID-19.

Ngoài các trường hợp thuộc danh mục quy định được phép di chuyển thì người dân phải có giấy đi đường do cơ quan, đơn vị cấp. Hiện đơn vị chưa áp dụng kiểm tra giấy đi đường có thời hạn 7 ngày.

Trước đó, Công an TP.HCM đã tuyên truyền rộng rãi đến các địa phương và người dân về việc triển khai phần mềm quản lý di biến động của người dân khi ra vào tất cả các chốt trên địa bàn TP. Thông tin cũng được đăng tải trên báo đài và truyền hình để người dân nắm được các bước để thực hiện.

TP.HCM tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội từ 0 giờ ngày 16.8 đến hết ngày 15.9 với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó"; đội ngũ shipper được lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận.

Theo UBND TP.HCM, hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, từ ngày 27.4 đến nay đã có 142.618 trường hợp nhiễm, đang điều trị 32.149 bệnh nhân, trong đó có 1.851 bệnh nhân nặng đang thở máy.

UBND TP.HCM yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các quận, huyện tiếp tục tập trung kiểm soát việc di chuyển của người dân.

TP.HCM đã qua 80 ngày kể từ khi phát hiện ổ dịch trong cộng đồng của đợt dịch thứ tư. TP đã triển khai giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ tăng cường. Trong đó có 5 tuần siết chặt các biện pháp theo Chỉ thị 16 để phòng chống dịch.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi nói rằng: "Đây là giai đoạn khó khăn chưa từng có đối với hệ thống chính trị và nhân dân Thành phố".

Bài liên quan
TP.HCM kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tháng
TP.HCM sẽ kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tháng để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, đưa số ca nhiễm về mức thấp nhất, giảm nhanh số ca tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Không bắt khai báo 'di biến động dân cư', siết giấy đi đường