Thông tin trên được Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 vào sáng 19.2.

TP.HCM: Phạt hơn 7 tỉ đồng, đình chỉ 7 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Hồ Quang | 19/02/2019, 14:40

Thông tin trên được Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 vào sáng 19.2.

Theo Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM, trong năm 2018 đơn vị này đã kiểm tra 3.967 cơ sở, phát hiện vi phạm 764 cơ sở (chiếm tỷ lệ 19,25%) và đã ra 694 quyết định xử phạt với số tiền phạt 7,408,922,000 đồng. Ngoài ra, đơn vị còn đình chỉ hoạt động có thời hạn 7 cơ sở, buộc tháo dỡ quảng cáo 2 cơ sở, thu hồi, tiêu hủy 36.961 kg và 233.533 đơn vị sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng…

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết trong năm vừa qua đơn vị đã thành lập 12 đoàn thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm, trong đó có 2 đoàn thanh, kiểm tra thường trực tại Ban, 10 đoàn thanh, kiểm tra trên địa bàn và chợ đầu mối.

“Các đội này vừa thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, kiểm dịch sản phẩm động vật xuất tỉnh, vừa phối hợp thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc thịt heo và triển khai thực hiện đề án truy xuất nguồn gốc thịt gà, trứng gia cầm. Đồng thời phối hợp với địa phương trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, hỗ trợ kịp thời cho quận, huyện ứng phó với các trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn lẫn công tác thông tin, giáo dục và truyền thông”, bà Phong Lan thông tin thêm.

Tuy nhiên, bà Lan cho rằng việc xử phạt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hiện nay gặp đang rất nhiều khó khăn, phức tạp. Nhiều cơ sở đối phó, có không ít cơ sở đưa ra những giấy tờ liên quan về nguồn gốc sản phẩm ở một nơi khá xa, lực lượng chức năng rất khó khăn cho việc xác minh những giấy tờ này là thật hay giả.

Song song với vấn đề kiểm tra, xử phạt những cơ sở vi phạm, bà Lan cho biết để đảm bảo bữa ăn an toàn cho người dân, thành phốcũng chú trọng trong việc xây dựng “chuỗi thực phẩm an toàn”.

Trong 2 năm đi vào hoạt động, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP đã tập trung xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn, không chỉ trên địa bàn mà còn ở nhiều tỉnh, thành khác, nhất là các địa phương cung cấp lượng thực phẩm lớn cho thành phố.

Tính đến nay, thành phốđã trao 369 giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn cho 230 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh trên các địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Bình Thuận, với tổng sản lượng 165.310,37 tấn thực phẩm/năm và 7,88 triệu lít nước mắm/năm.

Theo bàLan, trong năm 2019 Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP vẫn kiên trì mục tiêu “xây thực phẩm sạch, chống thực phẩm bẩn” và đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi hơn nữa nhằm khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm “sạch”; đồng thời tăng cường tuyên truyền đến người tiêu dùng, bởi người tiêu dùng càng “thông minh” thì cơ hội xâm nhập thị trường của thực phẩm “bẩn” càng ít đi.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Phạt hơn 7 tỉ đồng, đình chỉ 7 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm