UBND TP.HCM giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với quy định của pháp luật lao động hiện hành, trình UBND TP trong tháng 6.2016.

TP.HCM tăng cường giám sát việc thực hiện thang lương của DN

Phan Diệu | 16/06/2016, 05:56

UBND TP.HCM giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với quy định của pháp luật lao động hiện hành, trình UBND TP trong tháng 6.2016.

Ngày 15.6, thông tin từ UBND TP.HCM cho biết nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Phát triển quan hệ lao động tại TPHCM giai đoạn 2014 - 2020”; đồng thờibổ sung các giải pháp thực hiện hiệu quả đề án từ nay đến năm 2020, nhất là trong điều kiện Việt Nam là thành viên của cộng đồng Kinh tế ASEAN, tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được giaotổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 35/2006/QĐ-UBND ngày 7.3.2006 của UBND TP.HCM về việc ban hành quy chế phối hợp giải quyết bước đầu các vụ đình công không đúng quy định pháp luật lao động trên địa bàn TP,rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với quy định của pháp luật lao động hiện hành, trình UBND TP trong tháng 6.2016.

UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp TP, các sở-ngành liên quan và UBND các quận-huyện chủ động phối hợp, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp thực hiện thang lương, bảng lương theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày14.11.2015 của Chính phủ.

Không những vậy, Sở này cũng cần thanh, kiểm tra việc tổ chức đối thoại với người lao động, hội nghị người lao động trong doanh nghiệp theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19.6.2013của Chính phủ.

Việc này nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và góp phần phòng ngừa, hạn chế phát sinh tranh chấp lao động tập thể dẫn đến ngừng việc không đúng trình tự pháp luật.

Hồi đầu tháng 3, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường đôn đốc các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện các quy định về lương tối thiểu vùng năm 2016 cho người lao động và giám sát, đánh giá việc doanh nghiệp thực hiện lương tối thiểu vùng 2016.

Bộ LĐTB-XH yêu cầu các địa phương tổ chức tìm hiểu điểm được hoặc chưa được, nguyên nhân và cách thức điều chỉnh mức lương trong thang lương, bảng lương theo hợp đồng lao động của người lao động tại các mô hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện lương tối thiểu vùng của các doanh nghiệp; số thực hiện cao hơn, thấp hơn theo vùng và loại hình doanh nghiệp gửi Bộ LĐTB-XH.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH Phạm Minh Huân, đợt khảo sát, đánh giá này là cơ sở để Hội đồng Tiền lương quốc gia làm căn cứ tính toán mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 đảm bảo cân nhắc các yếu tố để tính mức sống tối thiểu của người lao động, khảo sát thực tế tình hình thu nhập của người lao động, đánh giá tác động của chính sách tiền lương đối với cuộc sống người lao động và lợi ích của doanh nghiệp.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM tăng cường giám sát việc thực hiện thang lương của DN