“Con số giảm đáng kể. Trong đợt 1, tỷ lệ dương tính vùng đỏ và cam là 3,6%, đến đợt 2 còn 2,7%, đợt 3 chỉ còn 1,1%".

TP.HCM: Tỷ lệ xét nghiệm dương tính vùng đỏ và vùng cam đợt 3 chỉ còn 1,1%

Tú Viên | 16/09/2021, 20:41

“Con số giảm đáng kể. Trong đợt 1, tỷ lệ dương tính vùng đỏ và cam là 3,6%, đến đợt 2 còn 2,7%, đợt 3 chỉ còn 1,1%".

Đó là thông tin được Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết trong cuộc họp báo về công tác phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM trên địa bàn TP vào chiều 16.9.

Tại cuộc họp báo, Phó trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết, đến ngày 16.9, TP.HCM có 315.623 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Hiện có 41.297 ca đang điều trị, ngày 15.9 có 2.507 bệnh nhân xuất viện, cộng dồn 161.007 trường hợp; 160 trường hợp tử vong trong ngày 16.9, cộng dồn 12.768 trường hợp.

“So với ngày 22.8 có 340 ca tử vong, nay số ca tử vong đã giảm và trở về mức đầu tháng 8”, Phó trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM nhận định. Tổng số mũi vắc xin đến ngày 16.9 TP.HCM thực hiện được là 8.452.609 mũi. Trong đó, số mũi 1 là 6.667.018, mũi 2 là 1.785.591.

Thông tin về việc TP.HCM đề xuất giảm thời gian giữa 2 mũi vắc xin AstraZeneca, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, 2 mũi vắc xin AstraZeneca cách nhau từ 8 - 12 tuần, đối với Pfizer là 3 tuần, Moderna 4 tuần. Khoảng cách các loại vắc xin khác nhau, nhưng nhìn chung chỉ từ 3 - 4 tuần, chỉ riêng vắc xin AstraZeneca là dài nhất.

Thời gian qua, TP.HCM thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nhiều chứng cứ cho thấy trong những tình huống đặc biệt có thể giảm thời gian cách thành 6 tuần. Thực tế, TP.HCM đã áp dụng cách rút ngắn này. Cụ thể tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đã áp dụng cách 2 mũi 6 tuần trong đợt tiêm đầu tiên và cho thấy hiệu quả. Mục đích đề xuất là nhanh chóng được phủ mũi 2 cho người dân TP để có thể miễn dịch cho cộng đồng, ổn định tình hình trên địa bàn.

Giải thích lý do TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội nhưng số ca nhiễm cao, ông Nguyễn Hoài Nam phân tích việc xét nghiệm được thực hiện nhiều, có quận huyện thực hiện đến 7 lần xét nghiệm, khi xét nghiệm diện rộng thì số ca cao. Hiện tại dao động từ 4.000 - 6.000 ca được phát hiện mỗi ngày. “Con số giảm đáng kể. Trong đợt 1, tỷ lệ dương tính vùng đỏ và cam là 3,6%, đến đợt 2 còn 2,7%, đợt 3 chỉ còn 1,1%. Rõ ràng con số giảm rất đáng kể. Trong thời gian tới, TP tiếp tục rà soát, tối thiểu 2 - 3 lần/tuần để bóc tách toàn bộ F0 trong cộng đồng”.

Về chăm lo cho lực lượng y tế tuyến đầu, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết TP và ngành y tế đã thường xuyên tổ chức các đoàn thăm hỏi, động viên nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị, thăm hỏi gia đình các nhân viên y tế bị phơi nhiễm, các trạm y tế lưu động với lực lượng quân y là chủ chốt. “Việc chăm lo cho lực lượng tuyến đầu và y tế được TP hết sức quan tâm, không phải chỉ là động viên suông”, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam khẳng định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Tỷ lệ xét nghiệm dương tính vùng đỏ và vùng cam đợt 3 chỉ còn 1,1%