20 trạm nổi sẽ nhận khí hóa lỏng (LNG) từ các nước rồi chuyển thành năng lượng. Đây là giải pháp ngắn hạn của châu Âu nhằm thay thế nguồn khí đốt Nga.

Trạm khí đốt nổi của châu Âu gây lo ngại về môi trường

Bảo Vĩnh | 31/08/2022, 18:57

20 trạm nổi sẽ nhận khí hóa lỏng (LNG) từ các nước rồi chuyển thành năng lượng. Đây là giải pháp ngắn hạn của châu Âu nhằm thay thế nguồn khí đốt Nga.

lng.jpg
Hai trạm nổi ở Croatia - Ảnh: LNG Hrvatska

LNG ảnh hưởng đáng kể vào sự thay đổi thời tiết, cả khi nó bị đốt cháy thành khí carbon dioxide lẫn từ sự thải khí methane, một nguồn khí nhà kính độc hại hơn carbon.

Vậy mà các nước châu Âu vốn từng nhiều năm đi đầu trong việc chuyển qua dùng năng lượng sạch hơn, nay lại đề nghị lập hơn 20 trạm nổi kết nối vào các cảng, nhằm bù vào sự mất nguồn khí đốt nhập từ Nga.

Lập một trạm nổi tốn khoảng 500 triệu USD

Các trạm nổi này dài tới hơn 300 mét, có thể chứa 170.000 mét khối LNG và chuyển nó thành khí đốt sưởi ấm cho nhà ở, để biến thành điện cho việc vận hành máy móc.

Lập trạm nổi thì nhanh và rẻ tiền hơn lập trạm cuối nhập khẩu trên bờ, dù vận hành các trạm nổi lại tốn kém hơn, theo Hiệp hội Khí thế giới (IGU). Lập mỗi trạm nổi tốn khoảng 500 triệu USD.

Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp, Hà Lan, Phần Lan, Croatia, Estonia, Latvia và Slovenia đều đã có một hoặc nhiều trạm LNG nổi, theo công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy.

Đức đang kỳ vọng sẽ có 5 trạm LNG nổi, đã đóng góp 3 tỉ euro cho nỗ lực này, theo Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (GEM). Chính phủ và ngành năng lượng Đức giải thích việc muốn có các trạm nổi bởi phải phản ứng khẩn cấp vì bị mất nhiều nguồn khí đốt lâu nay Đức vẫn nhận từ Nga, lo ngại nguy cơ Nga cắt đứt hẳn nguồn cung.

Người phát ngôn Susanne Ungrad của Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức lưu ý nỗ lực này nhằm hạ giảm thải khí methane ở các nước xuất khẩu LNG. Khi theo đuổi việc xây dựng các trạm LNG nổi, chính quyền các nước châu Âu sẽ có những kết luận tổng thể.

tram-phat-dien-noi-1-ap(1).jpeg
Trạm LNG nổi của Pháp được lai dắt vào cảng Mỹ - Ảnh: AP

Nhà phân tích năng lượng Ira Joseph nói hiện có 3 trạm nổi mới đang được lập tại Mỹ - nguồn xuất khẩu khí LNG lớn nhất của châu Âu. Còn có 4 trạm nổi khác được lên kế hoạch mở rộng. Vài trạm nổi từng gặp khó khăn trong việc thu hút tài chính, nay đang ghi nhận sự tăng quan tâm và tăng đầu tư.

Nhà phân tích GEM Greig Aitken cho biết một trạm LNG nổi sẽ được lập ở gần thành phố cảng Gdansk (Ba Lan) sau khi có các hợp đồng đã ký với các nhà cung ứng LNG ở Mỹ.

Các hợp đồng này có giá trị đến năm 2030, gây rắc rối cho Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực đạt mục tiêu giảm chí ít 55% mức thải phát khí nhà kính kể từ năm 2030.

Dự kiến các trạm LNG nổi sẽ được vận hành từ tháng 12.2022, nhưng nó khiến các nhà khoa học lo sợ những hậu quả lâu dài cho môi trường. Họ cảnh báo các trạm này sẽ kéo dài mãi sự lệ thuộc vào khí thiên nhiên.

Châu Âu hy vọng nhiều vào nguồn khí LNG của Mỹ. Ở các vùng duyên hải phía nam nước Mỹ, lĩnh vực trạm nổi xuất khẩu khí đốt đang phát triển, nhiều người dân đã được báo động sự gia tăng hoạt động khoan khí LNG, dẫn đến hậu quả mất đất, cùng những biến đổi thời tiết khắc nghiệt do đốt cháy các loại nhiên liệu hóa thạch.

Nhiều nhà khoa học môi trường nói thà chi số tiền dùng để lập trạm LNG nổi vào các nguồn năng lượng sạch (dễ được phê chuẩn nhanh) hoặc nâng cấp hiệu quả để có thể giảm sử dụng năng lượng.

Nhà phân tích Nikoline Bromander của Rystad Energy nói việc thiếu nguồn khí đốt của châu Âu đã làm toàn cầu tăng giá bán khí LNG. Khí LNG do Mỹ xuất khẩu có thể tăng tới 10 triệu tấn trong năm tới.

Trong vài trường hợp, phía ủng hộ nói các trạm này có thể hỗ trợ mục tiêu bảo vệ môi trường. Họ nêu ví dụ khi nguồn cung khí đốt Nga đã giảm, các cụm dân cư ở Đức và các nước khác đã phải đốt than phát thải khí carbon nhiều hơn cả khí LNG.

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã cảnh báo việc tiếp dụng các cơ sở hạ tầng dùng nhiên liệu hóa thạch hiện có khiến gây ra tình trạng trái đất nóng dần lên quá 1,5 độ C. Ở mức nhiệt độ này, nhiệt có thể gây ra lũ quét nghiêm trọng, nắng nóng cực đoan, bão mạnh, các vụ cháy rừng kéo dài, hậu quả là biến đổi khí hậu cũng như làm con người mất mạng do thiên tai, cháy rừng...

Không có việc đem bỏ trạm nổi vào bãi phế liệu

Trạm nổi được xem là một giải pháp ngắn hạn để duy trì dòng khí LNG trong vài năm, trong khi chờ xây các nguồn năng lượng sạch hơn như điện gió, điện mặt trời. Nhưng những người phản đối nói rằng sẽ không có chuyện lập một trạm nổi để sử dụng hàng chục năm lại ngưng hoạt động chỉ sau vài năm. Một khi đã lập xong trạm nổi, có thể sử dụng chúng ở khắp nơi trên thế giới.

Nếu các nước châu Âu không còn muốn sử dụng trạm LNG nổi nữa vì chuyển đổi qua năng lượng sạch hơn, các trạm này có thể được kéo đến cảng khác, từ đó thế giới bị buộc vào thế phải sử dụng khí LNG hàng chục năm.

Trong vài trường hợp, nhất là ở Đức, việc đề xuất sử dụng trạm nổi xem ra đang mở đường cho việc xây các trạm cuối trên bờ và sử dụng trong 30 - 40 năm.

Nhà khoa học thời tiết John Sterman của Viện Công nghệ MassachusettS (MIT) nói việc xây dựng cơ sở hạ tầng LNG khổng lồ sẽ nhốt thế giới vào sự tiếp tục lệ thuộc nhiên liệu hóa thạch, tiếp tục gây tổn thất cho khí hậu trong hàng chục năm tới.

Ông Sterman lưu ý việc lập thêm các trạm điện mặt trời, điện gió mất nhiều năm, bởi không thể có ngay nguồn thay thế khí đốt từ Nga. Nhưng nếu đầu tư thích đáng, sự sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, từ trong nhà, văn phòng, xí nghiệp cùng việc ứng dụng các công nghệ điện gió, điện mặt trời... có thể giúp châu Âu giảm mạnh nhu cầu bù đắp nguồn khí đốt bị Nga cắt. Ông kết luận “một khi chiến sự ở Ukraine kết thúc và hòa bình được lập lại, như chúng ta đang hy vọng, người ta sẽ lại nói “không lẽ lại bỏ trạm cuối vào bãi phế liệu? Họ sẽ không bao giờ làm thế”.

Theo AP
Copy Link
Bài liên quan
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm ozone làm giảm 1/5 sản lượng cây trồng toàn cầu
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra sản lượng cây lương thực toàn cầu có thể giảm 1/5 vào năm 2050 do ô nhiễm ozone và biến đổi khí hậu. 

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trạm khí đốt nổi của châu Âu gây lo ngại về môi trường