Trước tình hình thời tiết nắng nóng dữ dội ở TP.HCM, chỉ số tia cực tím (UV) có mức độ cao đang tấn công và có thể có nguy cơ gây ung thư da, nhiều người dân đang tỏ ra lo ngại về vấn đề này.

Tránh nắng như thế nào hiệu quả và không có nguy cơ ung thư da?

Hồ Quang | 05/05/2016, 20:08

Trước tình hình thời tiết nắng nóng dữ dội ở TP.HCM, chỉ số tia cực tím (UV) có mức độ cao đang tấn công và có thể có nguy cơ gây ung thư da, nhiều người dân đang tỏ ra lo ngại về vấn đề này.

Theo bác sĩ Hoàng Văn Minh, Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, hiện tia cực tím có 3 loại (UVA, UVB và UVC). Trong đó tia cực tím UVA có bước sóng khoảng 315 đến 380nm, có khả năng xuyên qua không khí gây lão hóa da và có thể gây ung thư da; còn tia cựctím UVB có bước sóng khoảng 280 đến 315nm khiến người tiếp xúc bị say nắng, làmđen da và có thể gây ung thư da. Riêng tia cực tím UVC đã bị tầng ozon chặn lại nên không thể ảnh hưởngtrực tiếp đếnngười dân. Do đó người dân chỉ có thể tiếp xúc với tia cực tím UVA và UVB,;trong đó chủ yếu là tiếp xúc với tia UVA chiếm 90%,còn UVB chỉ chiếm khoảng 10%.

Tia cực tím UV có mặt tất cả các giờ trong ngày, kể cả trời mưa, nhưng thời điểm tia cực tím có cường độ mạnh nhất thường từ 10 giờ đến 15 giờ trong ngày.Do đó để phòng chống tia cực tím đúng cách trong điều kiện nắng nóng, bác sĩ Minhcho hay, người dân có thể sử dụng phương pháp vật lý đơn giản. Cụ thể, người dân khi ra đường nên đội nón vành với chiều dài của vành trên 2,5cm, phủ được 2/3 khuôn mặt; đồng thời sử dụng dù, đeo mắt kính màu sậm hoặc màu đen, bịt kín khẩu trang.

"Khẩu trang che nắng phải phủ hết mặt, màu khẩu trang phải là màu sậm, tốt nhất là màu đen, bởi màu đen có thể cản đượcít nhất là 90% tia tử ngoại. Vải khẩu trang chống nắng phải là vải dày và dệt chéo, không dệt ngang", bác sĩ Minh đề nghị.

Riêng đối với những trường hợp sử dụng kem chống nắng, bác sĩ Minh khuyến cáo nên sử dụng loại kem có chỉ số SPF (chỉ số chống nắng) 15 hoặc 30, 45 và có thêm dấu * hoặc dấu +;không nên sử dụng kem chỉ có tác dụngchống nắng vì loại kem này chỉ chống được được tia tử ngoại B (UVB), không chống tia tử ngoại A (UVA).

"Kem có chỉ số chống nắng càng cao, bảo vệ ánh nắng càng nhiều, nhưng nếu kem có chỉ số chống nắng cao quá sẽ gây kích ứng da. Ở Việt Nam sử nên dụng kem chống nắng có chỉ số 30 hoặc 40 là vừa”, bác sĩ Minh nói.

Bác sĩ Minh cũnglưu ý khi sử dụng kem chống nắng phải chú ý đến giờ thoa kem. Trước khi ra nắng khoảng 15 phút hoặc 20 phút phải thoa kem chống nắng. Kem chống nắng chỉ có tác dụng trong vòng 2 đến 3 giờnên sau thời gian đó phải thoa trở lại.

Đối với những người đi biển hoặc làm việc trong môi trường ẩm ướt ra mồ hôi nhiềunên dùng loại kem chống nắng kháng nước hoặc có thể thoa kem chống nắng loại trên nhưng sau 1 giờ hoặc 1,5 giờ là phải thoa trở lại.

Nếu để khoảng thời gian giữa các lần thoa kem chống nắng quá xa sẽ khiến người sử dụng bị đen thêm hoặc nếu thoa kem chống nắng liên tục sẽ làm mất hấp thu vitamin D. Riêng với những trường hợp sử dụng viên chống nắng phải uống trước khi ra nắng khoảng 30 phút hoặc 1 giờ, mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng đồng hồ.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tránh nắng như thế nào hiệu quả và không có nguy cơ ung thư da?