Hãng tin AP nêu các nhà nghiên cứu Mỹ nói hôm 7.4: Triều Tiên đe dọa châu Á bằng hàng trăm tên lửa đạn đạo, có thể tấn công các nước láng giềng ở Đông Bắc Á, nhưng sẽ cần công nghệ nước ngoài để nâng cấp kho vũ khí của họ và đe dọa Mỹ trực tiếp.

Triều Tiên đe dọa châu Á bằng hàng trăm tên lửa đạn đạo

Một Thế Giới | 08/04/2015, 13:05

Hãng tin AP nêu các nhà nghiên cứu Mỹ nói hôm 7.4: Triều Tiên đe dọa châu Á bằng hàng trăm tên lửa đạn đạo, có thể tấn công các nước láng giềng ở Đông Bắc Á, nhưng sẽ cần công nghệ nước ngoài để nâng cấp kho vũ khí của họ và đe dọa Mỹ trực tiếp.

Đó là những phát hiện mới của một chương trình nghiên cứu về khả năng vũ khí hạt nhân (VKHN) của CHDCND Triều Tiên sẽ thế nào từ năm 2020.

Nghiên cứu “Dự án tương lai của Triều Tiên” công bố ngày 7.4, nêu hiện nỗi đe dọa chính là Triều Tiên đe dọa châu Á có thể  phóng tới các láng giềng ở châu Á.

Nghiên cứu này của Viện Mỹ-Hàn ở  Viện nghiên cứu quốc gia-quốc tế John Hopkins, và Trung tâm nghiên cứu vũ khí hủy diệt hàng loạt thuộc đại học quốc phòng Mỹ.

Kỹ sư trưởng không gian John Schilling và công sự nghiên cứu Henry Kan cho biết: Bình Dưỡng hiện có khoảng 1.000 tên lửa sản xuất theo công nghệ Liên Xô cũ, có thể phóng tới hầu hết các mục tiêu ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Họ viết trên trang web 38 vĩ độ Bắc của Viện Hopkins: “Triều Tiên đã đạt trình độ phát triển hệ thống phóng, cho phép họ tự thể hiện là một cường quốc hạt nhân nhỏ trong các năm tới”.

Năm 2012, Triều Tiên từng phóng thành công một rocket vào không gian-dấu hiệu rõ nhất về khả năng phóng tới lục địa Mỹ-Bình Nhưỡng vẫn còn đối mặt với những thách thức kỹ thuật trong việc phóng tên lửa vượt Thái Bình Dương để tấn công Mỹ.  

Nhưng theo đô đốc William Gortney, chỉ huy quân Mỹ ở Bắc Mỹ, Triều Tiên đã triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) KN-08, và có thể gắn đầu đạn hạt nhân nhỏ trên tên lửa này để bắn tới Mỹ.  

KN-08 có thể đặt trên xe do Trung Quốc sản xuất hoặc được dấu trong hang, có tầm bay tối đa 9.000 km, đủ bay tới vùng biển phía tây nước Mỹ, theo nhóm nghiên cứu Mỹ.

Ông Gortney nói thêm với các nhà báo hôm 7.4: “Chúng tôi chưa thấy họ làm thế. Chúng tôi chưa thấy họ thử KN-08”.

Nhưng ông đáp “Có” khi được hỏi liệu Mỹ có nghĩ Triều Tiên đã thành công trong công việc phức tạp là thu nhỏ một đầu đạn để sử dụng trên tên lửa này. Triều Tiên đã thử hạt nhân 3 lần từ năm 2006.

Hồi tháng 3, ông giải trình trước quốc hội Mỹ: tính cơ động của KN-8 “sẽ gây phức tạp cho khả năng cảnh báo-và phòng thủ của chúng ta trước một cuộc tấn công”, nhưng ngày 7.4, ông nói nếu Triều Tiên phóng một tên lửa tới Mỹ: “Tôi tin tưởng chúng ta có thể hạ nốc-ao nó”, bằng tên lửa phòng thủ đặt trên các tàu chiến Mỹ ở châu Á, và tại các căn cứ ở Alaska  và California.

Triều Tiên có  thể triển khai một số ít tên lửa tầm xa Taepodong trong trường hợp khẩn cấp, nhưng số tên lửa này không đạt độ tin cậy, dễ bị đánh phủ đầu và không chính xác, theo các nhà phân tích.

Họ nói KN-08 có thể đạt tiêu chuẩn “triển khai khẩn cấp” từ năm 2020, trước hoặc với một ít lần phóng thử.

Hồi tháng 10.2014, chỉ huy quân Mỹ ở Hàn Quốc là tướng bộ binh Curtis Scaparrotti, nói: Triều Tiên có thể triển khai KN-08 có thể phóng tới Mỹ, nhưng vì chưa phóng thử nên nguy cơ này rất thấp.

Trieu Tien de doa chau A
TQ phóng thử tên lửa JL-2 
 Các phân tích nói sự hỗ trợ nước ngoài là cần thiết, để Triều Tiên vượt qua những trở ngại kỹ thuật trong việc sản xuất tên lửa tốt hơn.  Nhưng họ khó thể nhận sự hỗ trợ này, do quốc tế tăng cường cấm vận Triều Tiên từ sau lần đầu tiên họ thử hạt nhân năm 2006.  

Lệnh cấm vận không ngăn được việc Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân. Theo đánh giá gần đây của Viện khoa học và an ninh quốc tế, Triều Tiên đã có đủ nguyên liệu cho ít nhất 10 loại vũ khí, và đến năm 2020 thì có đủ nguyên liệu cho từ 20 đến 100 vũ khí.

 Việc Bình Nhưỡng thường có các tuyên bố cứng rắn, cùng những lần thử hạt nhân khiến Đông Bắc Á hoang mang, và chưa có dấu hiệu nối lại cuộc đàm phán để Bình Nhưỡng ngưng chương trình VKHN.

Hiện tại, phương tây chú trọng việc trừng phạt Triều Tiên, các nước láng giềng thì chỉ đạo quân đội sẵn sàng đối phó.

Chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc trong tuần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trùng với sự đồn đoán, rằng Mỹ muốn có một hệ thống tên lửa phòng thủ ở Hàn Quốc để chống tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, nhưng đây là điều Seoul chưa đồng ý vì ngại làm TQ  mất lòng.

Mỹ đã triển khai radar chống tên lửa ở Nhật.

Đô đốc Gortney cũng nói hôm 7.4: hải quân TQ đã triển khai 3 ICBM (có thể gắn đầu đạn hạt nhân) phóng từ tàu ngầm để tấn công Mỹ.

Theo một quan chức quốc phòng Mỹ, các tàu ngầm tên lửa TQ đã được triển khai trên Biển Đông, đóng ở căn cứ đảo Hải Nam: “Chúng chưa được gắn tên lửa hoặc chưa thực hiện các chuyến tuần tra, nhưng chúng tôi tin các hoạt động này sẽ bắt đầu trong năm nay”.

Đầu năm 2015, TQ đã phóng thử ICBM mới JL-2 từ tàu ngầm lớp Tấn mới, theo Lầu Năm Góc:

“Tầm bay 4.598 dặm của nó cho phép JL-2 tấn công hạt nhân vào bang Alaska nếu phóng từ vùng biển gần TQ, vào Alaska và Hawaii và vài vùng phía tây nước Mỹ nếu phóng từ phía tây Hawaii, và tới toàn bộ 50 tiểu bang Mỹ nếu phóng từ phía đông Hawaii”.

Tàu ngầm lớp Tấn có thể mang 12 tên lửa JL-2, mỗi chiếc có thể gắn nhiều đầu đạn hạt nhân. 

Anh Thái (theo AP) 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triều Tiên đe dọa châu Á bằng hàng trăm tên lửa đạn đạo