Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Takeshima/Dokdo giữa Nhật Bản-Hàn Quốc lại nóng lên khi CHDCND Triều Tiên hòa cùng Hàn Quốc đòi chủ quyền các đảo nhỏ trên biển Nhật Bản.

Triều Tiên giúp Hàn Quốc tranh chấp đảo với Nhật Bản?

Trần Trí | 22/02/2018, 16:56

Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Takeshima/Dokdo giữa Nhật Bản-Hàn Quốc lại nóng lên khi CHDCND Triều Tiên hòa cùng Hàn Quốc đòi chủ quyền các đảo nhỏ trên biển Nhật Bản.

Nhật Bản tuyên bố đòi chủ quyền quần đảo Takeshima, với lý do nó thuộc tỉnh Shimane từ năm 1905. Năm 2005, tỉnh này chọn ngày 22.2là ngày Takeshimanhằm khẳng định chủ quyền.

Nhưng quần đảo ấy hiện do Hàn Quốc kiểm soát (với một đơn vị cảnh sát tuần duyên 50 người trú đóng kể từ năm 1954) và đặt tên là quần đảo Dokdo. Năm 2010, báo Chosun Ilbo (Hàn Quốc) đưa tin “đã phát hiện một bản đồ quân sự Mỹ vẽ năm 1949, trong đó mô tả quần đảo Dokdo thuộc Triều Tiên”.Mỹ gọi là các đá Liancourt, do quần đảo này có hai đảo chính và 90 đảo đá nhỏ hơn với diện tích 18,7ha. Nhóm đảo này cách Hàn Quốc khoảng 217km và cách Nhật Bản khoảng 212km, nằm trên diện tích chỉ khoảng230.000m2, không có nước ngọt nhưng vùng biển xung quanh lại rất giàu nguồn tài nguyên cá và trữ lượng khí đốt lớn.

Theo Newsweek ngày 21.2, các trang báo Nhật vừa làm nóng lại vụ tranh chấp chủ quyền, khi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) chấp nhận một đốm màu xanh biển tí hon trên cờ Triều Tiên thống nhất, màđoàn thể thao liên Triều cùng sử dụng tại Olympic mùa đông 2018 ở Pyeongchang (Hàn Quốc).

Triều Tiên lập tức chỉ trích Nhật “phản ứng quá đáng”, âm mưu phủ nhận việc cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc đều công nhận chủ quyền quần đảo Dokdo.

Ngày 21.2, báo Minju Joson (thuộc chính phủ Triều Tiên) có bài xã luận kêu gọi Hàn Quốc chống Nhật, một đồng minh của Mỹ. Hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn bài báo viết “miền nam cần lên tiếng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và sự tự hào quốc gia, phản đối các thế lực nước ngoài đã không cẩn trọng can thiệp vào vấn đề đã nêu”.

Đầu năm 2018, nhàlãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đồng ý cử đoàn thể thao qua Hàn Quốc dự Olympic 2018. Từ đó mở ra cuộc đột phá ngoại giao liên Triều, gồm em gái Kim Yo-jong của ông là người đầu tiên của dòng họ Kim bước qua biên giới đến Hàn Quốc dự lễ khai mạc Olympic 2018. Bà Kim Yo-jong cũng ăn trưa với Tổng thống Moon Jae-in và chuyển lời mời ông Moon đến Bình Nhưỡng gặp anh của bà.

Dù vậy, khi đội tuyển nữ khúc côn cầu trên băng liên Triều đấu với đội tuyển Nhật Bản tại Olympic 2018, tình hình vẫn căng thẳng. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc chỉ trích Nhật Bản, bày tỏ “sự tiếc nuối sâu sắc” vế quyết định của Nhật Bảnra chỉ đạo cấp chính phủ cho các trường trung học đưa vấn đề đòi chủ quyền Takeshima/Dokdo vào chương trình giảng dạy.

Hai đảo chính thuộc quần đảo tranh chấp Takeshima/Dokdo - Ảnh: Getty Images

Vụ tranh chấp chủ quyền đảo này cũng là chủ đề bị kiểm duyệt ở Olympic 2018,theo báo Korea Times hôm 21.2: Cặp VĐV khiêu vũ trên băng gốc Mỹ Yura Min - Alexander Gamelin được phép thi đấu cho Hàn Quốc, đãbiểu diễn với nền nhạc của khúc dân ca Arirang. Nhưng một đoạn viết về quần đảo Dokdo được xóa khỏi khúc dân ca buồn bã vì mang nội dung chia ly, mất mát, nhằm không làm mích lòng Nhật Bản.

Bài hát này được xem là quốc ca không chính thức của Hàn-Triều và là di sản văn hóa chung của hai miền trong cuộc đấu tranh chống Nhật đô hộ.Hồi năm 2017, chính phủ Hàn Quốc đã xem xét đăng ký bản Arirang để UNESCO xét đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, sau khi Trung Quốc sử dụng một phiên bản khác của bài hát (do cộng đồng Triều Tiên thiểu số ở tỉnh Cát Lâm trình bày) để đăng ký làm Di sản văn hóa phi vật thể của riêng Trung Quốc.

Từ các diễn biến trên, Newsweek đặt câu hỏi liệu Triều Tiên sẽ cùng Hàn Quốc đòi chủ quyền quần đảo Dokdo?

Vài năm trước, Giáo sư Yoichi Shimada thuộc Khoa quan hệ đối ngoại ở Đại học Fukui (Nhật) nóinếu xảy ra chiến tranh Hàn-Triều, Seoul sẽ trả quần đảo Takeshima, để được Nhật giúp chống Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Ông cũng cho rằng sẽ không thể có chuyện Hàn-Nhật đánh nhau để giành quyền sở hữu quần đảo Takeshima.

Vĩnh Thụy (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triều Tiên giúp Hàn Quốc tranh chấp đảo với Nhật Bản?