Truyền thông nhà nước CHDCND Triều Tiên đã “xé bỏ” những tuyên bố công kích Mỹ-Hàn Quốc, nhưng nay Nhật Bản là kẻ thù ưa thích của Bình Nhưỡng, theo hãng tin AP ngày 22.7 (giờ Mỹ).

Triều Tiên vẫn xem Nhật là kẻ thù, ‘dễ thương’ với Mỹ-Hàn

Trần Trí | 23/07/2018, 16:24

Truyền thông nhà nước CHDCND Triều Tiên đã “xé bỏ” những tuyên bố công kích Mỹ-Hàn Quốc, nhưng nay Nhật Bản là kẻ thù ưa thích của Bình Nhưỡng, theo hãng tin AP ngày 22.7 (giờ Mỹ).

Vài tuần qua, Triều Tiên tăng cường công kích Tokyo, trong chiến lược chia rẽ Nhật với các đồng minh, và cũng vì Nhật duy trì đường lối cứng rắn với Triều Tiên hơn Mỹ-Hàn.

Trong vài ngày qua, giới truyền thông nhà nước Triều Tiên chỉ trích Nhật kỳ thị cộng đồng người gốc Triều Tiên đông đảo, đồng thời dẫn các báo Hàn Quốc cho biết người biểu tình ở Seoul ném trứng thối vào Sứ quán Nhật, với cớ Tokyo “toan tính” kiểm soát một đảo tranh chấp mà Hàn-Triều đều gọi là đảo của mình.

Bình Nhưỡng cũng công kích Ngoại trưởng Taro Kono, vì ông gợi ý Nhật đóng góp tài chính cho công tác thanh sát tiến trình giải giáp vũ khí hạt nhân (VKHN) của Triều Tiên.

Nhật từng đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945, và lịch sử thù địch giữa hai bên kéo dài hàng thế kỷ. Tokyo và Bình Nhưỡng không hề có quan hệ ngoại giao chính thức.

Nhưng chiến lược cố tình giữ khoảng cách với Nhật của Triều Tiên càng rõ ràng trong vài tháng qua, sau khi lãnh đạo Kim Jong-un có những cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tháng 9 tới, ông Kim cũng sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Cuối tuần rồi, nhật báo Rodong Shimbun của đảng Lao động Triều Tiên đăng bài xã luận, gọi Nhật “bất lực” ở vũ đài chính trị-ngoại giao, và gọi Ngoại trưởng Kono là “phù thủy chính trị”.

Bài xã luận viết: “Nhật gần bán đảo Triều Tiên, nhưng trong lịch sử, Nhật là kẻ cướp, gây chiến để rồi đau đớn và thất bại khi đô hộ Triều Tiên”, trước khi nhắc lại yêu sách “Nhật nên có lời xin lỗi chân thành và bồi thường quá khứ tội phạm”.

Theo AP, vì thuộc nhà nước quản lý, giới truyền thông Triều Tiên là tham biến tốt để đo lường thời tiết chính trị ở Bình Nhưỡng. Từ đầu năm 2018, Triều Tiên ngưng trực tiếp bình luận tiêu cực về Mỹ, trong khi hai nhà lãnh đạo Mỹ-Hàn cố gắng tránh phá nỗ lực ngoại giao đối với Mỹ-Hàn của ông Kim.

Nhưng dù tránh công kích, các ông Trump-Moon, Bình Nhưỡng vẫn giữ quyền phê phán vài nhà đàm phán hoặc chính sách của Mỹ-Hàn.

Vẫn theo AP, chiến lược “chơi rắn” với Nhật được Bình Nhưỡng tính toán kỹ,phù hợp với Hàn-Trung vốn đều không tin tưởng Nhật. Tokyo đã bị đẩy xuống vai trò thứ nhì, trong các cuộc đàm phán để thuyết phục ông Kim từ bỏ kho VKHN và đưa Triều Tiên hòa nhập vào cộng đồng quốc tế.

Nhưng trong khi có tin Thủ tướng Nhật Shinzo Abe xem xét một cuộc gặp mặt đối mặt với ông Kim, điều bất ngờ là ông Abe duy trì chính sách gây sức dép chính trị-kinh tế đối với Triều Tiên.

Hai nhà lãnh đạo Nhật-Triều có thể gặp nhau tháng 9 tới, ở một diễn đàn quốc tế do Nga tổ chức ở thành phố Vladivostok, nơi cũng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Kim.

Thủ tướng Abe đang ở thế cực kỳ khó. Dân Nhật nói chung có thái độ nghi kỵ Triều Tiên, vì Bình Nhưỡng đã có tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể tấn công hạt nhân (hoặc tên lửa thông thường) xuống Tokyo cùng các thành phố lớn của Nhật, cùng các căn cứ có hàng chục ngàn quân Mỹ trải khắp Nhật.

Ông Kim đã hứa ngưng phóng thử tên lửa tầm xa làm ông Trump khoái, nhưng ông Kim cũng không nói gì về tên lửa tầm trung, điều mà Nhật ngán nhất.

Thủ tướng Abe cũng muốn gặp lãnh đạo Triều Tiên, để giải quyết việc công dân Nhật bị điệp viên Triều Tiên bắt cóc hồi những năm 1970-1980. Ông Abe nói đây là một vấn đề trọng tâm trong sự nghiệp chính trị của ông, và ông sẽ không ngơi nghỉ cho đến khi tất cả những người bị bắt cóc đều được trao trả về Nhật.

Năm 2002, Triều Tiên xác nhận điệp viên đã bắt cóc 13 công dân Nhật trong các thập niên 1970-1980. Bình Nhưỡng nói vụ này đã giải quyết xong, 8 người bị bắt cóc đã chết, 4 người khác chưa bao giờ đến Triều Tiên.

Nhật nói, 17 công dân bị bắt cóc, 5 người đã được trả về nước, và Bình Nhưỡng chưa hề minh bạch về số phận của những người bị bắt cóc và còn ai sống hay không.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là vấn đề bồi thường cho Triều Tiên bị Nhật đô hộ. Các chuyên gia cho rằng hành động này sẽ khiến Nhật tốn hàng tỉ USD.

Nhật nói việc bồi thường đã giải quyết xong từ lâu, nhưng việc thay đổi quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ-Hàn (đặc biệt là nỗ lực chính thức tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953) có thể khiến Nhật càng bị thúc ép xét lại quá khứ, hoặc bị đẩy ra khỏi tiến trình đem lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.

Bích Ngọc (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp ‘chết yểu’ ngày càng nhiều nhưng ngân hàng vẫn sinh lời cao từ cho vay
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng doanh nghiệp "chết yểu" gia tăng, tín dụng ảm đạm đang tạo thách thức lớn đối với đà phục hồi tăng trưởng 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Triều Tiên vẫn xem Nhật là kẻ thù, ‘dễ thương’ với Mỹ-Hàn