Động thái đổi tên một đơn vị đại diện khiến Hà Lan đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc cắt nguồn cung vật tư y tế và tẩy chay hàng hóa.

Trung Quốc dọa cắt nguồn cung y tế cho Hà Lan

01/05/2020, 08:41

Động thái đổi tên một đơn vị đại diện khiến Hà Lan đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc cắt nguồn cung vật tư y tế và tẩy chay hàng hóa.

Vật tư y tế Trung Quốc bị nhiều nước phàn nàn không đạt chất lượng - Ảnh: BBC

Văn phòng Đầu tư và Thương mại Hà Lan (NTIO) từ ngày 28.4 được đổi thành Văn phòng Hà Lan tại Đài Bắc (NOT). Quan chức đứng đầu NOT Guy Wittich cho biết tên mới tuy đơn giản hơn nhưng phản ánh sự mở rộng hợp tác giữa hai bên trong nhiều lĩnh vực. Trong 8 năm qua Úc, Anh, Nhật, Ba Lan đều từng làm việc tương tự với đơn vị đại diện của mình.

Chỉ trích động thái đổi tên xâm phạm lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan yêu cầu chính quyền Amsterdam đưa ra lời giải thích đồng thời nhắc nhở quốc gia châu Âu tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc “một Trung Quốc”.

Tờ Thời báo Hoàn cầu (phụ san Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc) cáo buộc Hà Lan muốn “gợi lại hào quang quá khứ, sỉ nhục Đài Loan”. Hòn đảo tự trị từng là thuộc địa của Hà Lan trong thế kỷ 17.

Báo này còn cảnh báo quốc gia châu Âu sẽ hứng chịu phản ứng dữ dội đồng thời cho biết cộng đồng mạng Trung Quốc đang kêu gọi lập tức ngừng xuất khẩu vật tư y tế sang Hà Lan, hủy mọi kế hoạch đi Hà Lan du lịch. Có người còn đăng hình Trịnh Thành Công - vị tướng thời nhà Minh từng đánh bại Hà Lan tại Đài Loan.

Tên mới của đơn vị đại diện Hà Lan tại Đài Loan - Ảnh: Taiwan News

Giáo sư Lý Hải Đông thuộc Học viện Ngoại giao Trung Quốc đánh giá Hà Lan can thiệp mạnh mẽ chuyện nội bộ Trung Quốc, làm mất ổn định khu vực và gây xáo trộn nỗ lực quốc tế chống dịch COVID-19. Ông cũng chỉ trích đảng Dân tiến (DPP) vì mục tiêu đòi độc lập cho hòn đảo tự trị mà cúi đầu trước thế lực nước ngoài. Giống như cộng đồng mạng, chuyên gia này đề nghị cắt nguồn cung y tế.

Hà Lan là một trong nhiều nước châu Âu mua lượng lớn vật tư y tế từ Trung Quốc phục vụ công tác chống dịch, nhưng phải vất vả thu hồi vì chất lượng sản phẩm nhận được không đảm bảo.

Cẩm Bình (theo Taiwan News)

Bài liên quan
Thị trường di động sẽ đóng góp cho nền kinh tế 1.100 tỉ USD vào 2030, Trung Quốc đầu tư mạnh vào 5.5G và 6G
Theo một báo cáo gần đây, thị trường 5G đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc dự kiến sẽ bổ sung gần 260 tỉ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2030, với số lượng kết nối 5G chiếm gần 1/3 tổng số toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc dọa cắt nguồn cung y tế cho Hà Lan