Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ mới đây xác nhận tàu tuần dương USS Bunker Hill đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 1 ngày sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry bị Trung Quốc tố “xâm nhập” Biển Đông.

Biển Đông dậy sóng sau khi Mỹ điều thêm tàu chiến khiến Trung Quốc tức giận

01/05/2020, 07:32

Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ mới đây xác nhận tàu tuần dương USS Bunker Hill đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 1 ngày sau khi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry bị Trung Quốc tố “xâm nhập” Biển Đông.

Chiến hạm USS Bunker Hill thuộc Hạm Đội 7, Hải Quân Mỹ - Ảnh: Wikipedia

Quan chức Hải quân Mỹ hôm 29.4 nói USNI News cho biết, tàu tuần dương USS Bunker Hill vừa di chuyển qua khu vực Đá Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa, 1 trong 7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp phi pháp.

Trong một tuyên bố, Hạm đội 7 nhấn mạnh việc tiến hành hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của quân đội Mỹ nhằm bác bỏ các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và coi sự càn quét gây hấn ở Biển Đông là mối đe dọa nghiêm trọng tới quyền tự do hàng hải, hàng không và quyền đi lại của tất cả các tàu bè các nước.

Hoạt động tự do hàng hải của tàu Bunker Hill được triển khai 1 ngày sau khi Hải quân Mỹ xác nhận tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry thực hiện động thái tương tự trong khu vực gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Đáp trả, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm hôm 30.4 tuyên bố Trung Quốc đã "giám sát chặt chẽ và cảnh giác cao độ" đối với các hoạt động mới đây của quân đội Mỹ.

"Hoạt động quân sự thường xuyên trên Biển Đông của những quốc gia bên ngoài khu vực như Mỹ không có lợi cho hòa bình và ổn định tại biển Biển Đông. Chúng tôi kiên quyết phản đối việc này”, ông Ngô nói và khẳng định Mỹ là nguồn tác động lớn nhất đối với việc thúc đẩy quân sự hóa và là “kẻ phá rối” sự hòa bình và ổn định tại khu vực.

Trong khi đó, Li Huamin, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Quân khu Nam của quân đội Trung Quốc nói rằng tàu khu trục USS Barry của Mỹ đã “cố tình xâm nhập" vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa mà không được phép vào hôm 28.4, khiến Trung Quốc phải điều động máy bay để giám sát.

Hồi tháng 1, ông Li cũng từng đả kích Mỹ về việc "cố ý khiêu khích", sau khi tàu USS Montgomery đi qua khu vực Trường Sa, và coi đó một nỗ lực trắng trợn nhằm thể hiện sự bá chủ hàng hải cũng như làm tổn hại nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Trung Quốc những năm gần đây đã không ngừng khai thác và quân sự hóa các rạn san hô ở Biển Đông cùng với sự gia tăng các máy bay và tàu quân sự của Trung Quốc trên tuyến đường biển chiến lược mà Trung Quốc tự coi là lãnh thổ của mình, mặc dù phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế đã vô hiệu hóa yêu sách phi lý của họ vào năm 2016.

Là một phần trong sự thay đổi chiến lược nhằm ngăn chặn Trung Quốc, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tăng cường các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông khiến Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối.

Ngoài ra, Washington cũng đã tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự chung với các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với nỗ lực kiềm tỏa sự bành trướng của Trung Quốc tại khu vực.

Hoàng Vũ (theo USNI News)

Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biển Đông dậy sóng sau khi Mỹ điều thêm tàu chiến khiến Trung Quốc tức giận