Trong chuyến thăm châu Âu mới đây , Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố bác bỏ mọi cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng như cảnh báo chống lại sự can thiệp vào các vấn đề của Trung Quốc.

Trung Quốc khó chịu khi thế giới nhắc đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương

31/08/2020, 14:23

Trong chuyến thăm châu Âu mới đây , Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố bác bỏ mọi cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng như cảnh báo chống lại sự can thiệp vào các vấn đề của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại buổi họp báo hôm 30.8 - Ảnh: AP

Theo hãng thông tấn AP, trong bài phát biểu tại buổi họp báo ở thủ đô Paris (Pháp) hôm 30.8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lặp lại tuyên bố rằng tất cả những người được đưa tới các “trung tâm giáo dục lại” ở Tân Cương đã hoàn thành “cải tạo” và đã tự do tham gia vào thị trường lao động mặc dù các nhóm nhân quyền và các gia đình người Duy Ngô Nhĩ cho biết việc “giam giữ” các nhóm thiểu số Hồi giáo tại Tân Cương vẫn tiếp diễn.

“Quyền của tất cả học viên trong chương trình giáo dục và đào tạo đã được đảm bảo hoàn toàn cho dù tư tưởng của họ đã bị thấm đẫm chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. Bây giờ tất cả những người đó đã tốt nghiệp, hiện không còn ai trong trung tâm giáo dục và đào tạo. Tất cả bọn họ đã tìm được việc làm”, ông Vương nói trong buổi họp báo tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp ở Paris.

Tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 30.8 đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc về tình hình xung quanh vấn đề nhân quyền, nhất là về người Duy Ngô Nhĩ, cũng như sự cần thiết của việc Trung Quốc phải tôn trọng các cam kết quốc tế của mình”. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian và các quan chức châu Âu khác tại Ý, Hà Lan và Na Uy nơi ông Vương Nghị đã tới thăm đều dấy lên các quan ngại tương tự về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.

Được biết cơ quan của Liên Hợp Quốc ước tính có tới hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại các trại cải tạo ở Tân Cương, Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục phủ nhận các cáo buộc, đồng thời khẳng định các trại giam quy mô lớn tại Tân Cương là “các trung tâm giáo dục” hoàn toàn tự nguyện, và thường xuyên chỉ trích bất cứ ai lên tiếng hoặc kêu gọi đưa vấn đề này ra luật pháp.

Chính phủ Mỹ tháng trước đã áp đặt trừng phạt đối với Bí thư Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương Trần Toàn Quốc và 3 quan chức khác. Ông Trần, Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, được cho là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt từ trước tới nay.

Phản ứng với động thái này, Trung Quốc cũng thông báo áp đặt trừng phạt đối với các thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ted Cruz, ông Sam Brownback – thống đốc bang Kansas, hạ nghĩ sĩ Chris Smith và Ủy ban Hành pháp về các vấn đề Trung Quốc thuộc Quốc hội Mỹ.

Quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang tuột dốc tồi tệ nhất trong nhiều thập niên do bất đồng về nhiều vấn đề như việc xử lý đại dịch COVID-19, luật an ninh quốc gia dành cho Hồng Kông, xung đột thương mại, cạnh tranh ảnh hưởng, cũng như các vấn đề liên quan đến Đài Loan và Tân Cương.

Hoàng Vũ (theo AP)

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc khó chịu khi thế giới nhắc đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương