Chính quyền Trump từng tuyên bố Trung Quốc phạm tội diệt chủng với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Hôm 27.2, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết chính quyền Biden gửi "tín hiệu trái chiều" về việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và kêu gọi Tổng thống Mỹ áp đặt "chi phí thực" với Bắc Kinh.
Một phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Joe Biden cho biết động thái Trung Quốc trừng phạt các cựu quan chức chính quyền Donald Trump là "không hiệu quả và gây hoài nghi".
Twitter cho biết đã khóa tài khoản Đại sứ quán Trung Quốc ở Mỹ vì tweet bảo vệ các chính sách của Trung Quốc ở khu vực Tân Cương, mà nền tảng truyền thông xã hội này cho rằng vi phạm chính sách của công ty về “khử nhân tính”.
Hôm 30.12, Mỹ kêu gọi trả tự do cho nữ bác sĩ y khoa Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, bị kết án 20 năm tù ở Trung Quốc vì các thành viên gia đình bà hoạt động nhân quyền ở Mỹ.
Các tài liệu mới cho thấy Lens Technology, công ty sản xuất mặt kính iPhone và thuộc sở hữu của Chu Quần Phi - người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, đã nhận các lao động Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ chuyển đến từ Tân Cương.
Trong chuyến thăm châu Âu mới đây , Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố bác bỏ mọi cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng như cảnh báo chống lại sự can thiệp vào các vấn đề của Trung Quốc.
Trong chuyến thăm châu Âu mới đây , Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố bác bỏ mọi cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng như cảnh báo chống lại sự can thiệp vào các vấn đề của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới đây đã đáp trả các chỉ trích của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo liên quan cáo buộc chính quyền Bắc Kinh triệt sản người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Trung Quốc một trong những quốc gia đầu tiên bị bệnh dịch COVID-19 và thực hiện cách ly từ những tháng đầu của năm 2020 trước khi nó lan rộng toàn thế giới. Nhưng điều đó đã không ngăn được một chiến dịch do tin tặc nước này thực hiện nhằm tấn công vào điện thoại thông minh của người Duy Ngô Nhĩ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 2.2 đã kêu gọi Kazakhstan tham gia cùng Washington nhằm gây thêm sức ép với Bắc Kinh về vấn đề đối xử với nhóm dân tộc thiểu sổ theo Hồi giáo, một chủ đề nhạy cảm đối với quốc gia Trung Á có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc.
Cảnh sát chống bạo động Hồng Kông đã xịt hơi cay để giải tán đám đông ở trung tâm hành chính thành phố sau khi cuộc biểu tình ôn hòa ủng hộ dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương trở nên hỗn loạn.
Con gái của nhà hoạt động IIham Tohti, học giả người Duy Ngô Nhĩ nổi tiếng, hôm 18.12 đã thay người cha đang chịu án tù chung thân tại Trung Quốc, nhận giải thưởng Sakharov vì tự do tư tưởng - giải nhân quyền hàng đầu của Liên minh Châu Âu (EU).
Sau khi tài liệu chỉ đạo mật lập “trại cải tạo” làm nơi giam giữ tộc người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở khu tự trị Tân Cương (cực tây Trung Quốc) bị lộ, chính quyền Tân Cương đã tiêu hủy dữ liệu, siết chặt khâu kiểm soát thông tin và mở các cuộc họp cấp cao để đối phó, theo hãng tin AP.
Theo một vị giáo sư Mỹ, người thân của những chính khách cao cấp Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào các công ty công nghệ chuyên giám sát người dân, nên họ có thể bị tổn thất tài chính nếu Dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019 được Thượng viện Mỹ thông qua rồi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thành luật.
Nur Bekri - một trong những quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc và là người đứng đầu khu vực Tân Cương đã bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng hôm 2.12.
Ngày 15.10, Thủ tướng Mahathir Mohamad lần đầu tiên cho biết, chính quyền Malaysia đã trả tự do cho 11 người Duy Ngô Nhĩ vượt ngục khỏi Thái Lan hồi năm 2017 đến Malaysia, với lý do không làm gì phạm pháp ở nước ông.