Trung Quốc muốn đối phó Mỹ bằng cách nâng cao năng lực công nghệ và tự chủ kinh tế. Liệu điều này có dễ dàng?

Trung Quốc không dễ giảm phụ thuộc Mỹ

Cẩm Bình | 31/10/2020, 15:12

Trung Quốc muốn đối phó Mỹ bằng cách nâng cao năng lực công nghệ và tự chủ kinh tế. Liệu điều này có dễ dàng?

Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc vừa giới thiệu tóm tắt kế hoạch 5 năm lần thứ 14 cho giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đặt mục tiêu tập trung tự chủ về kinh tế cùng với độc lập về công nghệ, qua đó đưa đất nước thoát khỏi vòng kiềm kẹp của Mỹ.

“Chúng ta sẽ nuôi dưỡng một thị trường nội địa mạnh mẽ và thiết lập mô hình phát triển mới. Tiêu thụ nội địa là trọng tâm chiến lược”, theo tuyên bố hôm 30.10. Tuyên bố không cung cấp nội dung cụ thể.

Trung Quốc có thể là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng trong năm nay, khi đại dịch khiến những nền kinh tế khác lao đao. Tuy nhiên tương lai của quốc gia châu Á gắn chặt với cuộc chiến thương mại cùng cuộc chiến công nghệ mà Mỹ khởi xướng.

Tham vọng tự chủ kinh tế của Trung Quốc không mới. Nhiều kế hoạch 5 năm trước đó đều nêu ưu tiên tăng trưởng bền vững cùng mở rộng công nghiệp trong nước. Ngoài ra còn có “Made in China 2025” – chương trình thúc đẩy phát triển ngành công nghệ cao như chế tạo máy bay, phương tiện sử dụng năng lượng mới, công nghệ sinh học,…

Nhưng nói lúc nào chẳng dễ hơn làm. Nhà kinh tế học Julian Evans-Pritchard thuộc đơn vị nghiên cứu thị trường Capital Economics đánh giá: “Không có gì đảm bảo loạt nỗ lực tự chủ sẽ thành công cả”.

Ông chỉ ra rằng kế hoạch Trung Quốc đưa ra rất dễ bị sự kiện xảy ra bất ngờ làm chệnh hướng. Chẳng hạn dịch tả lợn châu Phi xóa sổ 1/3 tổng đàn lợn của nước này năm ngoái, tàn phá ngành sản xuất thịt lợn nên buộc phải tăng nhập khẩu.

Giảm phụ thuộc nước ngoài ở ngành công nghệ cao còn khó khăn gấp bội. Trung Quốc dựa rất nhiều vào nguồn cung chip từ quốc gia khác để xây dựng thế hệ công nghệ tiếp theo.

Theo chương trình “Made in China 2025” thì 40% số chip Trung Quốc cần sẽ được sản xuất trong nước vào năm 2020, sau đó đến năm 2025 tăng lên 70%. Chẳng có dấu hiệu nào cho thấy họ đạt mục tiêu cả. Công ty phân tích thị trường IC Insights xác định trong năm ngoái, chưa tới 16% số chip Trung Quốc cần là hàng nội địa.

huawei-europe-china-trump-5g-block.jpg
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc dựa vào công nghệ Mỹ phải hứng chịu trừng phạt từ chính quyền Washington - Ảnh: Foreign Policy

Nhà kinh tế học Evans-Pritchard nhận định tự chủ không phải lúc nào cũng tốt cho phát triển kinh tế. Các công ty chỉ hoạt động hiệu quả khi được quyền tự do lựa chọn đối tác cung cấp trong nước hay ngoài nước, theo đuổi tự chủ một cách sách vở chỉ làm giảm năng suất mà thôi.

Tuy nhiên Trung Quốc dường như chẳng có lựa chọn. Căng thẳng song phương khiến Mỹ ban hành hàng loạt trừng phạt nhằm vào doanh nghiệp Trung Quốc phải dựa vào công nghệ Mỹ (chẳng hạn Huawei). Sắp tới hạn chế sẽ còn mở rộng.

Không những vậy, nền kinh tế châu Á cũng phải giải quyết một số vấn đề nan giải khác quá phụ thuộc đầu tư cơ sở hạ tầng hay dân số già.

Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
29 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc không dễ giảm phụ thuộc Mỹ