Xu hướng ở thời điểm hiện tại thiên về ca ngợi và thần thoại hóa các đặc khu kinh tế một cách quá mức, trong khi hầu hết lại không hề biết rằng các đặc khu kinh tế đầu tiên ở Trung Quốc cũng dính phải không ít những sự cố và rắc rối. Có ít nhất một trong số đó đã thất bại thảm hại.

Trung Quốc mở đặc khu kinh tế mới: Thành hay bại?

Nhàn Đàm | 07/04/2017, 07:45

Xu hướng ở thời điểm hiện tại thiên về ca ngợi và thần thoại hóa các đặc khu kinh tế một cách quá mức, trong khi hầu hết lại không hề biết rằng các đặc khu kinh tế đầu tiên ở Trung Quốc cũng dính phải không ít những sự cố và rắc rối. Có ít nhất một trong số đó đã thất bại thảm hại.

Vào ngày đầu tiên của tháng 4, giá bất động sản tại quận Xiongan -nơi vẫn còn đang trong tình trạng là một vùng nông thôn - ở tỉnh Hà Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 80 dặm về phía Nam, đã có mức tăng vọt khoảng 37%. Các con đường cao tốc dẫn tới địa điểm này nhanh chóng bị kẹt cứng do quá nhiều nhà đầu cơ đổ xô đến khu vực đang được xem là bí ẩn nhất Trung Quốc ở thời điểm hiện tại. Lý do rất đơn giản: vào sáng ngày hôm đó, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một thông báo,theo đó, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, khu vực 800 dặm vuông xung quanh Xiongan sẽ được lựa chọn để quy hoạch phát triển một thành phố mới với vai trò nền tảng cho mô hình phát triển của Trung Quốc trong thiên niên kỷ tiếp theo.

Những kỳ vọng dành cho dự án thành phố mới này là vô cùng lớn. Chính phủ Trung Quốc đã đặt thành phố tương lai sẽ được xây dựng tại Xiongan ngang hàng với hai đặc khu kinh tế lớn nhất của nước này là Thẩm Quyến và Thượng Hải với khu Phố Đông lừng danh, đồng thời gọi thành phố tương lai này là một dự án có tầm quan trọng mang tính quốc gia. Không cần quá nhiều thời gian để nhận ra rằng ông Tập đang muốn đi theo con đườngcủa nhà lãnh đạo nổi tiếng là Đặng Tiểu Bình – người được coi là đóng vai trò quyết định cho sự trỗi dậy và phát triển của Thẩm Quyến đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của Phố Đông. Cho dù đây là một kế hoạch đầy tham vọng của ông Tập, tuy nhiên khả năng thành công của nó lại phụ thuộc chủ yếu vào việc ông Tập liệu có rút ra được bài học không chỉ từ sự thành công của Đặng Tiểu Bình, mà còn là từ sự thất bại của nhà lãnh đạo kỳ cựu này hay không.

Điểm cốt yếu nhất trong vấn đề nàyđó là: Các điều kiện quan trọng nhất ở Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều so với từ thời của Đặng Tiểu Bình. Hiện tại, hơn 55% dân số Trung Quốc đang sống ở các thành phố và đô thị; trong khi vào năm 1978 thì chỉ có chưa đầy 18%. Sau đó, câu hỏi cấp bách nhất cho các nhà quy hoạch đô thị Trung Quốc làhọ sẽ làm thế nào để khuyến khích người dân ở các vùng nông thôn vốn là nguồn nhân lực bắt buộc cần thiết di chuyển đến các thành phố mới. Câu trả lời là tạo ra các đặc khu kinh tế (SEZ) với các ranh giới địa lý riêng biệt, nơi đầu tư nước ngoài sẽ được khuyến khích và bảo vệ thông qua việc miễn giảm thuế, các biện pháp bảo vệ đầu tư bằng pháp luật cùng các ưu đãi khác.

Dĩ nhiên việc tạo ra các khu vực thương mại để khuyến khích đầu tư nước ngoài là chiến lược thường được lựa chọn. Tuy nhiên các đặc khu kinh tế đầu tiên được mở ra ở Trung Quốc lại là những trường hợp độc nhất trong việc lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài và cho phép họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực hơn mức cho phép ở hầu hết phần còn lại của nền kinh tế quốc nội. Các đặc khu kinh tế này được chính phủ Trung Quốc coi như những sự thử nghiệm trước khi đánh giá kết quả và nhân rộng những ưu điểm cần thiết ra khắp đất nước. Vào thời điểm năm 1978, Trung Quốc thiết lập tổng cộng 4 đặc khu kinh tế, bao gồm Thẩm Quyến.

Xu hướng ở thời điểm hiện tại thiên về ca ngợi và thần thoại hóa các đặc khu kinh tế một cách quá mức, trong khi hầu hết lại không hề biết rằng các đặc khu kinh tế đầu tiên ở Trung Quốc cũng dính phải không ít những sự cố và rắc rối. Vào thời điểm năm 1981, 72% đầu tư nước ngoài ở Thẩm Quyến là vào lĩnh vực bất động sản chứ không phải các nhà máy sản xuất như nhiều người hiện nay vẫn nghĩ. Phải sau khá nhiều lần điều chỉnh, bao gồm cắt giảm bộ máy hành chính và cải cách luật lao động để loại bỏ tình trạng nhân viên nhà nước làm việc suốt đời đến khi nghỉ hưu, thì khi đó các nhà đầu tư và các nhà sản xuất nước ngoài mới bắt đầu quan tâm đến Thẩm Quyến và biến nó thành một trung tâm sản xuất và đổi mới công nghệ ở Trung Quốc. Trong khi đó, khu Phố Đông ở Thượng Hải được thành lập vào năm 1993, đã có sự bổ sung từ mô hình Thẩm Quyến theo hướng tập trung thu hút các dịch vụ tài chính. Ở thời điểm hiện tại, sự phát triển mạnh mẽ của Thượng Hải đang được xem là biểu tượng cho sự thịnh vượng trong tương lai của kinh tế Trung Quốc.

Khá nhiều tỉnh và thành phố ở Trung Quốc sau đó đã thành lập các khu vực thương mại riêng, tuy nhiên không có bất cứ trường hợp nào đạt được thành công như Thẩm Quyến và Phố Đông. Thực tế là có không ít các trường hợp bắt chước này đã thất bại do thiếu điều kiện cần thiết, đặc biệt là về vị trí địa lý không thuận lợi và các nguyên nhân khác. Ví dụ điển hình nhất là Shantou, một trong bốn đặc khu kinh tế ban đầu được thành lập cùng thời điểm với Thẩm Quyến. Shantou đã không thể cạnh tranh được với Hồng Kông về vốn, dịch vụ tài chính và hệ thống cảng biển. Trong khi đó, các khu vực thương mại khác thất bại vì họ đã không thể thuyết phục những nhà đầu tư đến xây dựng nhà xưởng và lao động đến theo.

Về lý thuyết, thành phố tương lai ở Xiongan có thể tránh khỏi các nguyên nhân thất bại cố hữu này. Về địa lý, nó nằm ở giữa Jing-Jin-Ji (vốn là tên được đặt cho một siêu đô thị khổng lồ với dân số khoảng 130 triệu người mà chính phủ Trung Quốc hy vọng có thể tạo ra bằng cách sáp nhập Bắc Kinh với các thành phố xung quanh và kết nối chúng với hệ thống đường sắt cao tốc). Vị trí cực kỳ thuận lợi này sẽ tích hợp cho Xiongan những điều kiện thuận lợi khác để trở thành một thành phố phát triển: nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đạivà khả năng tiếp cận một thị trường khổng lồ hơn 100 triệu dân. Ngoài ra, Xiongan sẽ còn có thể trở thành một trung tâm hành chính mới của chính phủ Trung Quốckhi Bắc Kinh dự kiến sẽ chuyển phần lớn bộ máy quản lý và lãnh đạo đến thành phố mới này. Nó sẽ kéo theo sự dịch chuyển của các công ty, doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với giới lãnh đạo Bắc Kinh, đồng nghĩa với một lượng lớn cư dân trình độ cao, giàu có và trí thức.

Có thể thấy, dự án thành phố tương lai ở Xiongan có sự khác biệt về bản chất với các đặc khu kinh tế khác ở Trung Quốc vốn được thành lập cách đây trên dưới 3 thập kỷ. Nó không mang ý nghĩa là một sự thử nghiệm để tìm ra cách thức phát triển đột phá cho nền kinh tế Trung Quốc như Thượng Hải hay Thẩm Quyến, mà chỉ đơn giản là một thành phố được xây lên bằng các điều kiện thuận lợi nhất có thể để trở thành biểu tượng cho sự giàu có mà Trung Quốc đang tự mãn.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong ở Hà Tĩnh
9 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 7.5, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc mở đặc khu kinh tế mới: Thành hay bại?