Trung Quốc có kế hoạch trừng phạt Mỹ nhằm trả đũa việc Washington không tuân thủ quyết định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về các loại thuế bán phá giá.

Trung Quốc muốn WTO cho phép trừng phạt Mỹ

Cẩm Bình | 12/09/2018, 14:39

Trung Quốc có kế hoạch trừng phạt Mỹ nhằm trả đũa việc Washington không tuân thủ quyết định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về các loại thuế bán phá giá.

Cường quốc châu Á năm 2013 khơi mào tranh chấp khi phàn nàn Mỹ áp thuế bán phá giá với hàng hóa của các ngành sản xuất máy móc và thiết bị điện tử, công nghiệp nhẹ, kim loại, khoáng sản có giá trị xuất khẩu hằng năm lên đến 8,4 tỉUSD vào thời điểm đó. Bắc Kinh đưa vụ việc lên WTO và thắng kiện vào năm 2016.

Vụ tranh chấp liên quan cách tính mức phá giá của Bộ Thương mại Mỹ, được biết đến với tên gọi “quy về 0”, có xu hướng làm tăng mức thuế chống bán phá giá với hàng hóa nước ngoài. Trong không ít vụ tranh chấp WTO nhận xử lý, cách tính này nhiều lần bị kết luận là bất hợp pháp.

Số liệu mới nhất cho thấy Trung Quốc chịu thiệt hại 7,043 tỉUSD mỗi năm. Vì vậy nước này căn cứ theo quy định của WTO, yêu cầu được phép tăng thuế với hàng Mỹ đến mức tương tự. Nền kinh tế châu Á trước đó đã nhắc nhở thời hạn để Washington tuân thủ phán quyết kết thúc từ ngày 22.8.

Với lập luận Mỹ bị WTO đối xử bất công trong nhiều năm, Tổng thống Donald Trump nhiều lần đề nghị cải tổ tổ chức thương mại này và gần đây còn đe dọa rút khỏi.

Cùng với Tổng thống Trump, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đánh giá cho phép Trung Quốc gia nhập năm 2001 là một sai lầm lớn. Ông nhiều lần kêu gọi áp dụng cách tiếp cận cứng rắn với WTO, cho rằng tổ chức không có khả năng đối phó với một nền kinh tế phi thị trường như Bắc Kinh.

Không những vậy, Lighthizer còn cáo buộc hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO xâm phạm chủ quyền Mỹ, đặc biệt trong vấn đề chống bán phá giá. Nước này ngăn chặn việc bổ nhiệm người cho Cơ quan giải quyết tranh chấp thuộc WTO.

Công ty Trung Quốc ra nước ngoài “lánh nạn” thuế quan Mỹ

Liên quan đến quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, trang Straits Times cho biết không ít doanh nghiệp Trung Quốc đang đưa dây chuyền sản xuất ra các nước khác để sản phẩm của họ không bị đánh thuế cao khi xuất sang Mỹ.

Công ty chuyên sản xuất phụ tùng xe đạp Tín Phong (Hl Corp, đăng ký hoạt động tại thành phố Thẩm Quyến) tháng 8 trước đã nói rõ với cổ đông rằng họ quyết định chuyển việc sản xuất đến Việt Nam để giảm thiểu tác động của thuế quan mà chính quyền Mỹđặt ra.

Một số sản phẩm của công ty vật liệu mới Hải Lợi Đức (tỉnh Chiết Giang) đã bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế với 50 tỉUSD hàng Trung Quốc. Thời gian lấy ý kiến về kế hoạch đánh thuế thêm 200 tỉUSD nữa vừa kết thúc. Giới điều hành doanh nghiệp này cho biết: “Hiện tại chúng tôi sản xuất toàn bộ sản phẩm tại Trung Quốc. Để tránh rủi ro do thuế cùng những vụ kiện chống bán phá giá đem lại, công ty sau khi tiến hành khảo sát đã quyết định xây một nhà máy ở Việt Nam”.

Công ty Trung Quốc ra nước ngoài “lánh nạn” - Ảnh: Straits Times

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại, công ty sản xuất lốp xe Linh Lung lại chọn Serbia để xây dựng nhà máy mới. Thái Lan, Myanmar và Mexico cũng là điểm đến được các doanh nghiệp Trung Quốc lựa chọn.

Cẩm Bình (theo Reuters, Straits Times)
Bài liên quan
Sự khác biệt lớn giữa Thung lũng Silicon ở Mỹ và 'đảo Silicon' Đài Loan
Nữ phóng viên Jane Lanhee Lee của hãng tin Boomberg đã đặt chân đến Đài Loan, nơi sản xuất ra thế hệ chip tiếp theo, và nhận thấy có sự khác biệt lớn so với Thung lũng Silicon ở Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc muốn WTO cho phép trừng phạt Mỹ