Trung Quốc đang kiểm duyệt những cuộc nói chuyện nhóm trong ứng dụng Wechat, để phát hiện những trường hợp dùng từ ngữ và hình ảnh nhạy cảm. Nhiều người dân đã bị xử lý vì lỡ vi phạm.

Trung Quốc: Trò chuyện nhóm trong Wechat, nhiều người đi tù vì... lỡ lời

Cẩm Bình | 11/12/2017, 17:34

Trung Quốc đang kiểm duyệt những cuộc nói chuyện nhóm trong ứng dụng Wechat, để phát hiện những trường hợp dùng từ ngữ và hình ảnh nhạy cảm. Nhiều người dân đã bị xử lý vì lỡ vi phạm.

Vào một buổi tối tháng 9, ông Chen Shouli, một quản lý công trình ở thành phố Phổ Dương (tỉnh Hà Nam), buông một lời đùa cợt lên một nhóm trò chuyện Wechat. Lời đùa ông viết dẫn một thông tin tố cáo của tỉ phú Quách Văn Quý (đang lưu vong bên Mỹ) rằngmột quan to họ Mạnh có quan hệ tình ái với một ngôi sao truyền hình.

Lời đùa khiến bị nhốt 5 ngày ở công an phường

Chen viết đùarằng nếu thông tin trên là đúng, thì chồng của ngôi sao kia đã bị cho “cắm sừng” rồi.Ông Chen nêu rõ tên tuổi của cặp vợ chồng này, nhưng chỉ đề cậpvị quan to có họ Mạnh.

Có thể nhiều người đã cho rằng vị quan to họ Mạnh chính là ông Mạnh Kiến Trụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý toàn diện xã hội Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bốn ngày sau, ông Chen bịcông an phườnggọi điện và yêu cầu trình diện để thẩm vấn. Ông nhớ lại: “Tôi nghĩ, tôi không làm gì sai. Tôi tuân thủ luật pháp. Vì vậy tôi đến đồn cảnh sát. Nhưng khi tôi đã vào rồi thì họ không cho tôi đi”.

Ông Chen bị giam 5ngày. Theo biên bản của công an,bình luận trên Wechat của ông được cho là “cãi vã và gây kích động”, một tội bao gồm cả hành vi tụ tập băng đảng đánh nhau và phá hoại tài sản công, có thể bị trừng phạt mà không cần qua xét xử.

Ông Chen cho biết trước đây, công anchỉ theo dõi tài khoản của những nhà hoạt động xã hội, mà ông thì trước giờ không có vấn đề gì với công an,nên không ngờ rằng câu viết đùa của mình bị chú ý.

Chen kể khi đến công an phường, họ yêu cầu mở tài khoản Wechat bằng chính điện thoại của ông. Sau đó ông được hỏi về nhiều chuyện khác như tín ngưỡng tôn giáo, suy nghĩ của ông về giới lãnh đạo Trung Quốc và về những người bất đồng chính kiến với chính quyền. Ông khẳng định mình không hề bị ngược đãi.

Khi bị tạm giam, bạn tù đã cườinhạo ông chỉ vì mộttin nhắn Wechat mà phải vào tù. Sau khi được thả, gia đình và bạn bè ông đã kêu Chen phải rút kinh nghiệm.

Ông Chen giờ đây bị quan chức vàcông an địa phương xem là đối tượng gây rối. Một số người bạn đã giữ khoảng cách với ông.Ôngnói: “Tôi đã mất vài người bạn. Một số người nói chuyện với tôi với thái độ e dè”.

Ông hiện vẫn bị quản thúc tại gia. Căn hộ của ông được lắp máy quay theo dõi, báoThe Wall Street Journalcho biết.

Nhà ông Chen bị lắp máy quay theo dõi- Ảnh: The Wall Stree Journal

Một hàng xóm của ông Chen cho rằng ông đã sai khi viết bình luận đó. Ông Yang Cunfu, trưởng làng, nhận xét: “Nếu bạn bị phạt, bạn chắc chắn đã làm gì đó sai trái. Đoạn tin nhắn đó có tác động quá lớn đến xã hội”.

Nói xấu công an

TheobáoThe Wall Street Journal, tại Trung Quốc ngày càng có ít không gian riêng tư. Giới chức trách nước này lúc trước sử dụng những nguồn tin để tìm hiểu người dân nói chuyện riêng tư gì, nay đã dùng đến một mạng lưới công nghệ rộng lớn. Họ có thể xác định được mọi công dân khi người đó xuống phố, giám sát được những gì người đó làm trên mạng và xem ứng dụng nhắn tin để tìm những nội dung đáng nghi.

Điều này có nghĩa là những người bình thường như ông Chen ngày càng dễ bị điều tra và trừng phạt vì những nhận xét thiếu thận trọng mà họ nghĩ là riêng tư. Dân thường có thể phạm luật chỉ với một bình luận về gia đình hay bạn bè, và ảnh chụp màn hình sẽ là bằng chứng.

Một trường hợp khác là anh Yang Qingsong, một thợ cơ khí 24 tuổi. Trong một lần bị cáo buộc lái xe trong tình trạng say rượu ở thành phố Giới Thủ (tỉnh An Huy), anh đã nhắn tin nói xấu công an, ởmột nhóm trò chuyện WeChat 241 người.

Sau đó, công an tạm giam Yang trong 5 ngày vì “gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội”. Yang nói:“Nếu biết nghiêm trọng như vậy thì tôi đã không gửi tin nhắn đó”.

Không giống như đăng bài lên blog hay những ứng dụng công khai như Twitter, những cuộc trò chuyện trên Wechat riêng tư hơn và giới hạn số lượng thành viên tham gia nhóm nói chuyện. Số thành viên nhóm tối đa là 500, nếu muốn nhiều hơn phải đáp ứng những quy định do công ty Tencent Holdings Ltd, đơn vị phát triển Wechat, đề ra.

Chúc Thánh Võ, một luật sư về sở hữu trí tuệ thường tham gia các vụ có liên quan đến những công ty công nghệ, đánh giá chuyện theo dõi các cuộc trò chuyện giống như nghe trộm trong nhà của người khác vậy.

Ông Chúc nói: “Chúng tôi đã không thể phát biểu trên các blog. Chúng tôi có thể đặt ra giới hạn ở đâu đó không? Chúng tôi có thể nói chuyện một chút trong phòng khách của mình không?”

Luật sư Chúc Thánh Võ - Ảnh: The Wall Stree Journal

Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã dự đoán rằng việc thông tin phân tán qua mạng internet và qua viễn thông di động sẽ khiến chính quyền Bắc Kinh khó kiểm soát. Tuy nhiên, giới chức nước này đã vượt qua khó khăn về công nghệ để giám sát tin nhắn, hộp thư điện tử, blog, những trang trò chuyện và mới nhất là những nhóm trò chuyện Wechat.

Hình phạt ngày càng nặng, không chừa ai

Theo The Wall Street Journal, cho đến hiện tại, Wechat đang là nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất Trung Quốc với 38 tỉtin nhắn được gửi mỗi ngày. Hiện vẫn chưa rõ đã có bao nhiêu tin nhắn Wechat bị xóa theo yêu cầu kiểm duyệt của nhà nước.

Khi trung tâm nghiên cứu Citizen Lab của đại học Toronto kiểm tra 36.000 bài đăng công khai trên Wechat trong năm 2015, họ phát hiện 4% trong số đó đã bị kiểm duyệt.

Cũng theo Citizen Lab, có phần mềm được Wechat sử dụng để tự động quét các bài đăng nhằm tìm ra những từ ngữ thuộc “danh sách đen” do cơ quan kiểm duyệt đặt ra và liên tục cập nhật. Công nghệ này thậm chí đã được cải tiến để tìm những hình ảnh nhạy cảm và gỡ bỏ chúng trong quá trình truyền dữ liệu mà người dùng không hề hay biết.

Những từ khóa dễ bị kiểm duyệt trên Wechat - Ảnh: The Citizen Lab

Ngoài ra, chính quyền Bắc Kinh còn đặt ra nhiều luật lệ, cho phép trừng phạt không cần qua xét xử với những trường hợp phát tán “tin đồn giả”. Mức án phạt có thể lên đến 3 năm tù. Vào mùa thu này, một luật mới được ban hành yêu cầu người lập ra nhóm trò chuyện bị phát hiện có tin nhắn/hình ảnh nhạy cảm cũng phải chịu trách nhiệm mặc dù tin nhắn/hình ảnh đó là do người khác đăng, The Wall Street Journal cho hay.

Hiện tại, hầu hết người dùng đều sẽ bị xóa nội dung phản cảm và nhận cảnh cáo, nhưng những người tái phạm hoặc đã bị chính quyền để ý thì sẽ bị nặng hơn.

Wang Jiangfeng vào 10 năm trước đã bị mất việc ở một hợp tác xã ở thành phố Chiêu Viễn (Sơn Đông) vì tội biển thủ tiền lương của một nhà máy sản xuất nước ép táo. Tuy nhiên, ông một mực kêu oan và nhiều lần khiếu nại lên giới chức Chiêu Viễn lẫn Bắc Kinh.

Vợ ông cho biết sau khi ông Wang đăng một dòng trạng thái gọi Chủ tịch Tập Cận Bình là “bánh bao” và gọi lãnh tụ Mao Trạch Đông là “kẻ cướp” trong một bài đăng khác, ông đã bị tuyên 2 năm tù giam vào tháng 4. Trong phiên tòa vào tháng 11, ông được giảm án còn 22 tháng.

Theo vợ ông Wang, án tù là hành động trả đũa, vì giới chức địa phương đã để ý đến ông trước đó (do nhiều lần khiếu nại).

Ông Chúc là luật sư đại diện cho ông Wang. Luật sư cho biết thân chủ của mình đã bị sốc khi bình luận trên Wechat lại bị xử nặng như vậy (lần xử đầu tiên). Sau khi bản án được tuyên, luật sư Chúc đã cho đăng bài viết chỉ trích hệ thống tư pháp trên Weibo và bị Bộ Tư pháp xem là “gây hại cho an ninh quốc gia”, cấm ông hành nghề luật sư, The Wall Street Journal cho biết.

Theo ông Chúc và nhiều luật sư khác, hình phạt nghiêm khắc hiện được áp dụng cho cả những người dân thường không có tiền án. Luật sư Mạc Thiếu Bình đánh giá: “Có một vài trường hợp như vậy trước đây. Nhưng bây giờ thì họ bắt người một cách trắng trợn và đầy tự tin”.

Tài khoản Wechat của ông Mạc đã bị đóng khi ông chia sẻ một bài báo về tỷ phú Quách Văn Quý, người chuyên tung tin nói xấu lãnh đạo Trung Quốc hiện sống lưu vong tại Mỹ, trên một nhóm trò chuyện.

Cẩm Bình (theo The Wall Stree Journal)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
35 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc: Trò chuyện nhóm trong Wechat, nhiều người đi tù vì... lỡ lời