Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 11.12 cho biết trong bối cảnh mối đe dọa tên lửa và hạt nhân từ CHDCND Triều Tiên ngày càng tăng, Hàn Quốc đã đẩy mạnh bán vũ khí và đặt mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn.

Hàn Quốc muốn trở thành nhà xuất khẩu vũ khí tầm cỡ

Cẩm Bình | 11/12/2017, 16:49

Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 11.12 cho biết trong bối cảnh mối đe dọa tên lửa và hạt nhân từ CHDCND Triều Tiên ngày càng tăng, Hàn Quốc đã đẩy mạnh bán vũ khí và đặt mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn.

Trong báo cáo thống kê mới nhất, SIPRI chỉ ra rằng ngànhcông nghiệp vũ khí Hàn Quốc chiếm đến 2,2% doanh thu bán vũ khí của 100 nhà sản xuất hàng đầu năm 2016.

Doanh thu tổng cộng của tất cả những công ty sản xuất vũ khí của Hàn Quốc trong năm 2016 đạt 8,4 tỉUSD, tăng 20,6% so với năm 2015, theo SIPRI.

Ông Pieter Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI, cho rằng chính năng lực vũ khí hạt nhân ngày càng tăng của Triều Tiên đã khiến Hàn Quốc bỏ ra những khoản đầu tư lớn cho công nghiệp sản xuất vũ khí. Theo số liệu năm 2016 của SIPRI, để đối phó với đe dọa từ Triều Tiên, tỷ lệ chi cho quốc phòng trong tổng chi tiêu chính phủ của Hàn Quốc thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Hình ảnh tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong- 15 mà Triều Tiên mới phóng hôm 29.11 - Ảnh: Reuters

Ngành công nghiệp vũ khí nội địa của Seoul đã phát triển nhanh chóng sau nhiều thập kỷ là một trong những nước nhập khẩu thiết bị và công nghệ quân sự nhiều nhất thế giới, trong đó chủ yếu nhập từ Mỹ. Hàn Quốc là nhà sản xuất vũ khí hàng đầu trong số những quốc gia đang nổi lên trong ngành, bao gồm cả Brazil, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo nhà nghiên cứu Wezeman: “Hàn Quốc đang chuyển sang trông cậy vào ngành sản xuất vũ khí của chính mình để giải quyết nhu cầu nội địa, và cũng có mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn. Sau khi trải qua quá trình phát triển công nghiệp quy mô lớn, Hàn Quốc đang ngày càng sử dụng nhiều vũ khí và công nghệ có thể cạnh tranh với những thứ do châu Âu và Mỹ cung cấp trước đó”.

Căng thẳng khu vực làm doanh thu bán vũ khí tăng

Theo số liệu chính thức, giá trị xuất khẩu vũ khí của Hàn Quốc tăng từ 253 triệu USD năm 2006 lên đến 2,5 tỉUSD trong năm 2016. Tên lửa, pháo, tàu ngầm và máy bay chiến đấu Hàn Quốc đặc biệt phổ biến ở Đông Nam Á, Đông Âu và Nam Mỹ.

Trong 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu năm 2016 do SIPRI xếp hạng, có 7 công ty Hàn Quốc góp mặt. Công ty có thứ hạng cao nhất trong 7 công ty này là Tập đoàn Công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI), đơn vị phát triển máy bay huấn luyện T-50 “Đại bàng vàng” với hãng vũ khí Lockheed Martin của Mỹ.

Doanh thu tổng cộng của 100 nhà sản xuất vũ khí trên đạt 374,8 tỉUSD, tăng 1,5% so với năm 2015. Đây là năm đầu tiên doanh thu tăng sau 5 năm liên tiếp sụt giảm.

Những nhà sản xuất Mỹ chiếm đến 57,9% doanh thu, sau đó lần lượt là Anh (9,6%), Nga (7,1%), Pháp (5%).

Doanh thu bán vũ khí của các công ty Mỹ đạt 217,2 tỉUSD, tăng 4% so với năm 2015, Đức tăng đến 6,6% do nhu cầu ở châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á tăng.

Theo SIPRI, động lực thúc đẩy doanh thu vũ khí tăng chính là “các hoạt động quân sự đang diễn ra ở một số nước và căng thẳng khu vực liên tục, dẫn đến nhu cầu mua vũ khí tăng”.

Cẩm Bình (theo Channel News Asia)
Bài liên quan
Quan chức Triều Tiên sang thăm Iran
Hãng thông tấn KCNA ngày 24.4 đưa tin một phái đoàn do Bộ trưởng Kinh tế đối ngoại CHDCND Triều Tiên Yun Jong-ho dẫn đầu đã lên đường sang thăm Iran.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàn Quốc muốn trở thành nhà xuất khẩu vũ khí tầm cỡ