Truyền hình Trung Quốc đã đưa ra những bản tin nghi ngờ tính xác thực về hình ảnh "em bé Syria" được đăng tải trong vài ngày vừa qua.

Truyền hình Trung Quốc nghi ngờ bức ảnh 'em bé Syria' là đòn tuyên truyền

Hà Ngọc Bách | 23/08/2016, 05:50

Truyền hình Trung Quốc đã đưa ra những bản tin nghi ngờ tính xác thực về hình ảnh "em bé Syria" được đăng tải trong vài ngày vừa qua.

Trung Quốc, là một trong những nước ủng hộ chính phủ Syria và đồng minh quân sự của Nga vì vậy bức ảnh gây xúc động kể trên lại nhắm vào hai nước đồng minh của nước này, khiến dư luận Trung Quốc hoang mang.

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đã nhanh chóng cho rằng hình ảnh và videocậu bé Omran có thể là một sản phẩm "tuyên truyền chiến tranh" của phương Tây.

Trước đó, hình ảnh đầy máu và phủ đầy bụi của cậu bé Omran sau một trận không kích ở Aleppo đã khiến cả thế giới xúc động, Bộ Ngoại giao Mỹ thì gọi hình ảnh và video này là "bộ mặt thật" của cuộc chiến tranh Syria.

Bắc Kinh là đối tác, đồng minh của cả chính phủ Syria của ông Bashar al-Assad và Nga, cả hai lực lượng đang thực hiện các cuộc không kích chống quân nổi dậy tại Aleppo.

Trong một bản tin trên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV được phát vào cuối tuần trước thì video về em bé Omran là một "video bị nghi ngờ là giả mạo".

"Các chuyên gia phân tích cho rằng (video) này là một phần của cuộc chiến tuyên truyền, nhằm tạo ra một cái cớ "nhân đạo" cho các nước phương Tây can thiệp vào tình hình Syria", bản tin trên CCTV hôm 20.8 cho biết.

"Các nhân viên cứu hộ đã không nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của mình, thay vào đó mọi cảnh lại được quay và chụp lại", bản tin nói thêm.

Orman, cha mẹ của em và các anh em của em đã được cứu từ trong đống đổ nát tại khu phố Qaterji, hiện đang do lực lượng nổi dậy Syria kiểm soát sau một loạt không kích vào tối 17.8.

Một nhóm quan sát nhân quyền cho biết anh trai của Omran là Ali đã qua đời hôm 20.8 vì vết thương quá nặng do bom gây ra. Nga phủ nhận họ thực hiện cuộc không kích tại Qaterji vào đêm 17.8.

Ngoài vấn đề về bức ảnh và đoạn video, truyền thông thế giới cũng chú ý đến nhân vật chụp lại khoảnh khắc đáng nhớ này đó chính là Mahmoud Raslan - một phóng viên chiến trường tại vùng chiến sự Syria.

Sau khi Mahmoud Raslan trở nên nổi tiếng với bức ảnh “em bé Syria”, thì trang mạng xã hội LiveLeak đã công bố hình ảnh cho thấy, Raslan đã từng chụp ảnh chung cùng nhóm nổi dậy Nour al-Din al-Zenki. Nour al-Din al-Zenki là một nhóm Hồi giáo cực đoan liên minh với nhóm Mặt trận Chinh phục vùng cận Đông.

Được biết, nhóm Nour al-Din al-Zenki nổi tiếng tàn bạo khi chặt đầu một em bé 12 tuổi người Palestine hồi cuối tháng 7.2016 với lý do em này thuộc phe trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Trang tin The Canary thì tiết lộ rằng, trên trang Twitter của Raslan thường cho đăng tải lời tuyên bố tán dương những phần tử đánh bom tự sát. Trong một Tweet được đăng ngày 2.8, Raslan ghi: “Với các chiến binh cảm tử, từ vùng đất của các trận chiến và tàn sát, từ Aleppo với những người tử vì đạo, chúng tôi sẽ loan tin về niềm vui sắp tới”.

Cuộc chiến tại Syria kéo dài hơn 5 năm qua đã khiến hơn 290.000 người thiệt mạng và hàng triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa đi tị nạn, tạo thành làn sóng di cư lớn nhất thế giới.

Thiên Hà (theo South China Morning Post)
Bài liên quan
Trung Quốc: Các địa phương biến dữ liệu khổng lồ thành tài sản để giảm nợ
Các địa phương mắc nợ nhiều nhất của Trung Quốc đã áp dụng phương pháp mới để giảm bớt gánh nặng nợ nần: Biến các kho dữ liệu khổng lồ thành tài sản trên bảng cân đối kế toán của họ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiếp tục phổ biến câu chuyện về ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy kinh tế số nông thôn
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong quý 2.2024, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các câu chuyện về ứng dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế số, xã hội số tại các vùng nông thôn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Truyền hình Trung Quốc nghi ngờ bức ảnh 'em bé Syria' là đòn tuyên truyền