Từ 1.7, khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của bọn lừa đảo thì vẫn có thể lấy lại tiền.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Từ 1.7, lỡ chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo vẫn có thể lấy lại

Tuyết Nhung 21:39 23/03/2024

Từ 1.7, khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của bọn lừa đảo thì vẫn có thể lấy lại tiền.

Đây là quy định đáng chú ý có hiệu lực từ ngày 1.7 theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước, liên quan đến áp dụng giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán qua thẻ ngân hàng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên internet.

Cụ thể, giao dịch chuyển tiền ngân hàng (khác chủ tài khoản) hoặc nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học.

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking/Mobile Banking, khách hàng trình diện dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khó có khả năng làm giả để xác thực giao dịch (như khuôn mặt, tĩnh mạch ngón tay hoặc bàn tay, vân tay, mống mắt, giọng nói).

Dấu hiệu sinh trắc học có thể được xác định bằng dữ liệu sinh trắc học lưu trong chip của căn cước công dân, tài khoản VNeID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng.

Ngoài ra, dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng cũng có thể xác định bằng cách khớp đúng với dữ liệu được lưu trong cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra, kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/giọng nói hoặc Soft OTP/Token OTP.

Các ngân hàng cũng cần thông báo qua SMS hoặc email tới khách hàng về việc đăng nhập lần đầu ứng dụng Internet Banking/Mobile Banking hoặc đăng nhập trên thiết bị khác với thiết bị đăng nhập lần gần nhất.

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng lưu trữ thông tin về thiết bị thực hiện các giao dịch trực tuyến của khách hàng và nhật ký xác thực giao dịch tối thiểu trong vòng 3 tháng.

Công nghệ này được xem là hạn chế tối đa khả năng làm giả và sẽ có tính bảo mật cao nhất. Hiện nay, các ngân hàng đa phần xác thực sinh trắc qua nhận diện khuôn mặt, bởi các dữ liệu mống mắt, giọng nói hiện chưa được thu thập và lưu trữ.

Quy định này được đưa ra trong bối cảnh thời gian qua có không ít người dân đã bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền. Thủ đoạn của kẻ lừa đảo rất tinh vi như tự xưng cơ quan chức năng như công an, thanh tra giao thông... đưa ra các tình huống khiến người dân mất cảnh giác, truy cập vào phần mềm và đường link có mã độc. Sau đó, đối tượng vào tài khoản, thậm chí chiếm quyền kiểm soát điện thoại để lấy hết tiền.

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết từ ngày 1.7 chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần xác thực bằng mã OTP. Với giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng, bên cạnh xác thực bình thường như hiện nay, người thực hiện giao dịch còn phải xác thực khuôn mặt. Quy định này áp dung theo Quyết định 2345 với mục đích là đảm bảo đúng là chính chủ đang thực hiện.

Ngân hàng Nhà nước quy định tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học. Theo kết quả điều tra những vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân thời gian qua, có đến 99% vụ việc là không để lại dấu vết của bọn tội phạm. Vì tiền được chuyển đến những tài khoản được thuê, mượn mua bán sau đó được chuyển ra tài khoản khác. Việc truy tìm đối tượng lừa đảo rất khó khăn.

"Từ ngày 1.7, kể cả khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của bọn lừa đảo rồi thì cũng có thể lấy lại tiền. Trường hợp kẻ gian dùng tài khoản của mình để chuyển tiền, cơ quan công an sẽ nhanh chóng xác định được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước gắn chip", ông Phạm Anh Tuấn thông tin.

Ông Tuấn cho biết quy định chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền thông thường, không áp dụng với các giao dịch thanh toán mà ở đó bên nhận tiền đã là điểm đến rõ ràng. "Tất cả các giao dịch thanh toán mà các đơn vị chấp nhận thanh toán, các tổ chức tín dụng, các trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Ví dụ thanh toán tiền điện, nước, thanh toán thuế, thanh toán phí giao thông,... tất cả những giao dịch có điểm đến rõ ràng thì không yêu cầu phải xác thực sinh trắc học", ông Tuấn nói.

Bài liên quan
Vụ cháy hàng chục tàu cá ở Kiên Giang: Liên quan đến chuyện tiền bạc
Công an huyện Kiên Lương đang tạm giữ một nghi can liên quan đến vụ hỏa hoạn khiến 14 tàu cá và nhiều căn nhà bị cháy vào tối 28.1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
30 phút trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ 1.7, lỡ chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo vẫn có thể lấy lại