Chữ “thương” có lẽ là từ khóa lớn nhất trong tập sách mới nhất "Bên này thương bên kia" của Tùng Leo. Đó là thứ tình cảm đã chớm có nhưng chưa rõ nét ở hai tập sách trước đây của anh.

Tùng Leo, tại sao ‘Bên này thương bên kia’?

Tiểu Vũ | 23/01/2017, 18:18

Chữ “thương” có lẽ là từ khóa lớn nhất trong tập sách mới nhất "Bên này thương bên kia" của Tùng Leo. Đó là thứ tình cảm đã chớm có nhưng chưa rõ nét ở hai tập sách trước đây của anh.

Bên này thương bên kia là tập sách thứ ba của Tùng Leo sau Tìm nhau giữa Sài Gòn, Những con đường mang tên Đừng có nhớ. Nếu theo dõi hành trình của Tùng Leo qua ba tập sách này, bạn đọc dễ dàng nhận ra một chặng đường phát triển tâm lý xuyên suốt của anh, một câu chuyện kết nối cả ba tập sách: câu chuyện về tình yêu, câu chuyện về Sài Gòn.

Điều khác biệt trongmỗi tập sách làsự thay đổi rất tinh tế trong cách anh nhìn nhận về tình yêu, con người, cuộc sống. Ở Tìm nhau giữa Sài Gòn là tâm trạng hoang mang của chàng trai sợ lạc mất người yêu, là cảm giác khắc khoải tìm kiếm bóng hình người thương. Qua Những con đường mang tên Đừng có nhớ, chàng trai ấy chìm trong nỗi đau tình yêu vàtìm quên bằng cách chạy trốn: chạy trốn trong mặt vật lý và chạy trốn trong mặt tâm tưởng. Vậy còn ở Bên này thương bên kia, chàng trai ấy gửi gắm những nỗi niềm gì?

Tùng Leo và tác phẩm

Chữ “thương” có lẽ là từ khóa lớn nhất trong tập sách mới nhất Bên này thương bên kia của Tùng Leo. Đó là thứ tình cảm đã chớm có nhưng chưa rõ nét ở hai tập sách trước đây của anh. Tùng chia sẻ trong phần giới thiệu của quyển sách rằng: “Có những tình cảm rất lạ kỳ. Nó được bắt đầu bằng một tia sét đánh. Bạn "chết đứ đừ" từ cái nhìn đầu tiên. Nó tiếp tục bằng những ngày thầm thương trộm nhớ. Nó nảy nở bằng những cuộc gặp gỡ và gần gũi. Rồi nó rơi vào một khoảng lưng chừng khi có những thứ gãy đổ đã diễn ra không như ý. Rồi nó trở nên điên cuồng và tan tành. Đỉnh điểm, nó dường như tan biến đi sau những mệt mỏi và tổn thương. Rồi người ta khai tử một cuộc tình”.

Những dòng này như chính tâm sự của anh trong hai tập sách đầu tiên, đó là tình yêu, ở đây chữ “yêu” được nhấn mạnh. Nhưng đến Bên này thương bên kia, chàng trai từng yêu điên cuồng, từng đau khổ khi chia tay ấy đã trưởng thành hơn, điềm đạm hơn, anh nhận ra rằng: “Chia tay không phải là chấm hết. Chia tay vẫn còn nhớ thương nhau, một niềm nhớ thương không để tìm nhau. Chỉ để an lòng rằng mình đã từng hạnh phúc”.

Và khi đọc hết tập sách này, dễ dàng nhận ra rằng với anh bây giờ, tình thương là thứ còn quan trọng hơn cả tình yêu, chữ “thương” cần được nhấn mạnh hơn chữ “yêu”: “Muốn hôn nhau khi chào tạm biệt cuối ngày. Muốn nương tựa vào nhau nhìn về phía bình yên. Thứ tình cảm đó. Người ta gọi là tình thương. Bên này thương bên kia, nhiều lắm đó…”.

Bên này thương bên kia tuy là một tập tản văn – thơ nhưng lại chia chương như một cuốn tiểu thuyết, có lẽ vì khi đứng cạnh trong một tập sách, những cảm xúc tản mạn dường như đang cùng nhau dệt nên câu chuyện nào đó mà tùy theo sự nhặt nhạnh, kết nối chi tiết của người đọc, nó có thể trở thành những câu chuyện khác nhau. Sách gồm 6 chương được đặt tên riêng theo đúng trình tự, liền kề nhau. Tên gọi của các phần dường như đang gợi mở cho người đọc thấy trình tự diễn biến tâm lýcủa chàng MC cung Sư Tử tài hoa này: Không khóc ở Saigon – Sao con người vẫn bền bỉ ghét nhau? – Saigon không phải để yêu – Chia tay không phải chấm hết – Nàng – Anh gọi em là Saigon. Trình tự 6 chương này cho ta thấy hành trình vượt qua nỗi đau tình của chàng trai, từ những gam màu buồn bã đến những gam màu tươi sáng hơn, từ đau khổ đến bình yên. Có lẽ đây chính là điều anh muốn hướng đến khi viết tập sách này bởi bài cuối cùng trong sách là một bài thơ có tên “Yên”, một bài thơ gửi gắm ước mơ về niềm hạnh phúc bình dị.

Vậy là Tùng Leo đã trưởng thành như thế. Từ một người đi tìm người yêu trong Tìm nhau giữa Sài Gòn, anh trở thành người chạy trốn trong Những con đường mang tên Đừng có nhớ, cuối cùng anh chấp nhận an yên một mình trong tình thương với người cũ sau khi chia tay, an yên để từ bên này nhìn về bên kia, an yên để Bên này thương bên kia. Cứ mãi hoài, mãi hoài như thế...

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tùng Leo, tại sao ‘Bên này thương bên kia’?