Với hàng loạt các phát triển gần đây như việc Facebook cho ra mắt cửa hàng chatbot, Apple mua lại Emotient và sự ra mắt của hệ thống trợ lý ảo thế hệ mới Viv, không nghi ngờ là trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ sắp trở thành một làn sóng bùng nổ trong thời gian tới, thậm chí có thể "bóp chết" bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tương lai của trí tuệ nhân tạo 'bóp chết' bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp

Hà Ngọc Bách | 10/07/2016, 14:41

Với hàng loạt các phát triển gần đây như việc Facebook cho ra mắt cửa hàng chatbot, Apple mua lại Emotient và sự ra mắt của hệ thống trợ lý ảo thế hệ mới Viv, không nghi ngờ là trí thông minh nhân tạo (AI) sẽ sắp trở thành một làn sóng bùng nổ trong thời gian tới, thậm chí có thể "bóp chết" bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, rất nhiều ứng dụng AI hiện đang còn rất mới lạ so với người dùng, dù chúng ta thực sự vẫn đang sử dụng chúng hàng ngày nhưng không biết. Ví dụ phần mềm gắn thẻ tự động bằng cách nhận diện khuôn mặt của Facebook thật sự là một trí thông minh nhân tạo được sử dụng thường xuyên nhưng lại ít người biết đến.

Từ đây cho đến khi AI có thể có những tiến bộ công nghệ vượt bậccho phép tương tác với con người sâu hơn và giống người hơn, vẫn là một con đường dài để phát triển. Tuy nhiên, đối với các doạnh nghiệp thì AI đã có thể giải quyết được nhiều vấn đề mà cả công ty và người lao động của họ phải đối mặt hiện nay. Ví dụ như vấn đề quá tải dữ liệu.

Hiện, một loạt các công ty lớn trong ngành công nghệ thông tin đã tận dụng được khả năng của AI để giúp cải thiện quy trình nội bộ và giao tiếp bên ngoài.

Những phát triển vượt bậccủa AI trong thời gian gần đây

Công ty kiểm toán Deloitte Global đã dự đoán rằng trong năm 2016 sẽ có từ 80 đến 100 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu tích hợp công nghệ nhận thức cho các sản phẩm của họ. Theo đó, thị trường dành cho các ứng dụng AI sẽ tăng từ mức 202,5 triệu USD trong năm 2015 lên 11,1 tỉ USD vào năm 2024, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên tới 56,1%/năm.

Tốc độ tăng trưởng kép nhanh chóng này dự đoán sẽ sớm biến AI trở thành chủ đề nóng nhất trong việc xây dựng các phần mềm doanh nghiệp trong thời gian tới.

Chỉ tính riêng trong nămnay, nhiều công ty phần mềm B2B (Business to Bussiness là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông đặc biệt là Internet giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp, hơn là với khách hàng) đã công bố mua lại các AI có liên quan đến phần mềm mà họ sản xuất.

Ví dụ như Salesforce đã công bố mua lại MetaMind, một công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo cũng như deep learning (tức mảng học chuyên của máy tính), là quy trình dạy cho các hệ thống mạng máy tính xử lý như não bộ con người để nhận diện và phân tích hình ảnh, văn bản, áp dụng cho nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ y khoa cho đến thức ăn nhanh.

Những vụ mua lại gần đây chứng minh giá trị to lớn của AI với doanh nghiệp, nó sẽ sớm trở thành một phần không thể thiếu của nhiều hoạt động doanh nghiệp.

Với sự phát triển nhanh chóng của AI trong doanh nghiệp, chắc chắn thời gian tới đây sẽ là mảng mà các doanh nghiệp bước vào cạnh tranh mạnh. Một chuỗi ngành từ bán hàng, nhân sự, tiếp thị có khả năng được tăng cường phát triển bằng AI.

Mới đây, Digital Genius đã chi 4 triệu USD để nghiên cứu tạo ra một giải pháp AI có thể giúp tạo ra những siêu đại lý xử lý dịch vụ khách hàng.

Trong lĩnh vực y tế, gần đây có một công ty Wellframe - chuyên cung cấp các phần mềm chăm sóc sức khỏe - đã đưa ra một giải pháp AI mới để cung cấp sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho các bệnh nhân. Chương trình trí tuệ nhân tạo này sẽ tùy biến các giải pháp điều trị riêng cho từng bệnh nhân. Với sự trợ giúp của AI, việc chăm sóc các bệnh nhân sẽ được cải thiện hiệu quả hơn nhờ sự tùy biến trong cách điều trị.

Google, gã khổng lồ công nghệ thường tiên phong với các phát triển AI cho doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùngđã ra mắt Springboard, một trí tuệ nhân tạo giúp các nhân viên sử dụng tốt hơn các Google Apps bằng cách "tư vấn" những ứng dụng mà họ có thể cần để sử dụng trong một ngày làm việc.

Tương lai của AI thay thế bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp

Công việc kinh doanh là thách thức lớn nhất với người dùng AI hiện nay là những bộ phậnđòi hỏi kỹ năng sáng tạo cao, như tiếp thị thương hiệu. Nhưng thật sự những điều con người có thể làm cho tiếp thị thương hiệu trở nên độc đáo là không nhiều lắm.

Các nhà tiếp thị thương hiệu tốt thường sử dụng hiệu quả các nghiên cứu thị trường, thấu hiểu các xu hướng mới nhất của người tiêu dùng và đưa tất cả vào công trình tiếp thị thương hiệu của mình. Các chuyên gia tiếp thị sau đó liên tục tinh chỉnh các hiểu biết của mình trong các ý tưởng quảng cáo cho đến khi ý tưởng được chọn.

Với sức mạnh tính toán của mình, đồng thời với những kho dữ liệu khổng lồ, trong tương lai AI có thể vượt mặt con người để tạo ra các kịch bản quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, thương hiệutốt nhất.

Khi các chương trình AI trở nên phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp, thị trường phát triển AI có thể phát triển theo hướng các trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong tất cả các nhu cầu kinh doanh của người dùng.

Một khi thị trường đã được tạo ra, AI sẽ phát triển theo hướng mới là tích hợp các AI thành một chuỗi để giải quyết các thách thức phức tạp đa chức năng. Các trí tuệ nhân tạo có thể sẽ tự làm việc với nhau và trao đổi thông tin để giải quyết các vấn đề mà một AI trong mạng lưới đang vấp phải.

Trong vài thập kỷ tới, có thể toàn bộ bộ phận kinh doanh của một công ty sẽ bị thay thế bởi AI và dưới sự giám sát tối thiểu của con người. Cuối cùng, các doanh nghiệp sẽ phải chạy đua để phát triển các AI mới nhằm theo kịp sự vận động của thị trường.

Thiên Hà (theo IT Pro Portal)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tương lai của trí tuệ nhân tạo 'bóp chết' bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp