Tuyến đường sắt Baltica 870 km - dự án hạ tầng lớn nhất vùng Baltic trong 100 năm qua - đang được xây dựng.

Tuyến đường sắt dài 870 km giúp các nước Baltic ‘thoát Nga’

Cẩm Bình | 25/09/2022, 15:07

Tuyến đường sắt Baltica 870 km - dự án hạ tầng lớn nhất vùng Baltic trong 100 năm qua - đang được xây dựng.

Đường sắt này kết nối các thủ đô của Lithuania, Latvia, Estonia với Warsaw (Ba Lan) và phần còn lại của châu Âu, cho phép tàu hỏa di chuyển không gián đoạn.

Dự án không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn mang tính biểu tượng về chính trị, gửi đi thông điệp các nước Baltic xích lại gần hơn với Liên minh châu Âu (EU).

Dự án tham vọng

Thảo luận về một tuyến đường sắt xuyên Baltic khởi động từ cuối những năm 1990. Năm 2001, Bộ trưởng Giao thông ba nước Lithuania, Latvia, Estonia đã ký thỏa thuận hợp tác.

Phải đến năm 2010, đại diện của Bộ Giao thông Ba Lan, Lithuania, Latvia, Estonia và Phần Lan mới ký bản ghi nhớ về dự án.

Hiện tại, thời gian lái xe di chuyển giữa thủ đô hai nước Lithuania và Estonia là 7 tiếng đồng hồ. Tuyến đường sắt mới giúp giảm thời gian xuống còn 3 tiếng 38 phút.

Đường sắt bắt đầu từ Tallinn, qua Pärnu, Rīga, Panevėžys, Kaunas rồi đến biên giới Lithuania - Ba Lan. Từ Kaunas tách thành tuyến đến Warsaw và tuyến đến Vilnius.

Sau khi hoàn thành, tàu hỏa có thể đi từ Ba Lan sang các nước Baltic và ngược lại. Tàu chở khách có thể chạy với vận tốc tối đa 234 km/giờ.

train00.jpg
Thiết kế trạm tàu hỏa của dự án đường sắt Baltica - Ảnh: Rail Baltica

Lợi ích kinh tế

Dự án ước tính tiêu tốn đến 5,8 tỉ euro, nhưng có thể mang lại lợi ích kinh tế 16,2 tỉ euro. Chi phí cho dự án được giảm bớt nhờ Liên minh châu Âu (EU) tài trợ thông qua quỹ CEF (tính đến nay đã cung cấp 824 triệu euro).

Dự án lớn đến nỗi chỉ riêng công tác xây dựng cũng tạo ra 13.000 việc làm toàn thời gian trực tiếp và 24.000 việc làm gián tiếp. Tuyến đường sắt mới là sự bổ sung cho Hàng lang Biển Bắc - Baltic của EU, đi qua nhiều thành phố lớn như Rotterdam, Berlin và Warsaw.

Ngoài rút ngắn thời gian di chuyển cho người dân, tuyến đường sắt mới còn làm giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và đem lại phương án chuyển hàng khối lượng lớn hiệu quả về mặt thời gian.

train01.jpg
Lộ trình tuyến đường sắt Baltica - Ảnh: Rail Baltica

Thông điệp chính trị

Với EU, có lẽ dự án này còn mang thông điệp chính trị - điều quan trọng hơn lợi ích kinh tế.

Vùng Baltic từng được kết nối bởi đường sắt khổ 1.435 mm tiêu chuẩn châu Âu, nhưng đến thời Xô Viết thì hệ thống đường sắt khu vực chuyển sang khổ 1.524 mm tiêu chuẩn Nga.

Khác biệt trên cản trở nghiêm trọng khả năng khả năng kết nối với châu Âu của vùng, vì hành khách cùng hàng hóa lúc đến biên giới Ba Lan phải chuyển sang tàu khác thì mới có thể tiếp tục hành trình.

Do dùng đường sắt tiêu chuẩn Nga, phần lớn giao thương đường sắt của các nước Baltic đến từ Nga.

Từ khi giành độc lập vào những năm 1990, các nước Baltic bắt đầu xích lại gần châu Âu hơn. Họ gia nhập NATO vào tháng 3.2004, hai tháng sau gia nhập EU.

Cuộc chiến Nga phát động tại Ukraine càng khiến các nước Baltic tìm cách tăng cường kết nối với EU.

Tháng 8 vừa qua, Lativa cấp tài trợ quân sự cho dự án đường sắt Baltica. Bộ trưởng Quốc phòng Latvia nhấn mạnh trong tình hình địa chính trị hiện tại cần đảm bảo kết nối đáng tin cậy với Tây Âu, tận dụng tuyến đường sắt mới để củng cố năng lượng quốc phòng.

Bên cạnh đường sắt, vùng Baltic còn cố gắng đồng bộ lưới điện với châu Âu vào năm 2025.

Bài liên quan
Đường sắt chạy thêm 34 đoàn tàu dịp lễ
Ngành đường sắt tổ chức chạy tàu ban đêm và khai trương phòng chiếu phim tại ga Đà Lạt

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
12 phút trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuyến đường sắt dài 870 km giúp các nước Baltic ‘thoát Nga’