Tờ Nikkei Asian Review lưu ý giới đầu tư tài chính toàn cầu đang bắt đầu đổ tiền vào những nơi chương trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 đạt tiến triển.

Tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 trở thành ‘kim chỉ nam’ của giới đầu tư

Cẩm Bình | 19/04/2021, 11:36

Tờ Nikkei Asian Review lưu ý giới đầu tư tài chính toàn cầu đang bắt đầu đổ tiền vào những nơi chương trình tiêm chủng vắc xin COVID-19 đạt tiến triển.

Đồng bảng Anh và đồng USD Mỹ từ đầu năm nay đều tăng rõ rệt nhờ dòng tiền đầu tư đổ vào 2 quốc gia đi đầu trong triển khai chủng ngừa này. Trong khi đó, đồng yên Nhật, đồng euro cùng đồng tiền của một số nền kinh tế mới nổi lại suy yếu vì họ tiêm chủng chậm trễ hơn.

Xu hướng trên cho thấy giới đầu tư kỳ vọng nền kinh tế có số người tiêm chủng tăng thì sẽ phục hồi nhanh hơn.

Xem xét tình hình thay đổi tỷ giá hối đoái 25 loại tiền tệ giai đoạn 4.1 đến 9.4 và so sánh chúng với tỷ lệ tiêm chủng, Nikkei Asian Review ghi nhận trong số những nền kinh tế lớn, bảng Anh và USD tăng đặc biệt mạnh – lần lượt là 2,6% và 1,4%.

Đầu năm 2021, tỷ giá đồng bảng Anh với đồng yên Nhật tăng lên mức cao nhất trong 3 năm qua, so với đồng euro cũng đạt mức cao nhất trong 1 năm qua. Giá trị bảng Anh tính đến ngày 14.4 vẫn dao động ở mức cao.

Giá trị đồng tiền tăng tương ứng với tỷ lệ tiêm chủng: theo thống kê do Nikkei Asian Review phối hợp The Financial Times thực hiện, tính đến ngày 13.4 Anh và Mỹ đều lọt vào danh sách quốc gia có số lượng tiêm chủng trung bình trên mỗi 100 người hàng đầu – lần lượt là 59,7 và 56,4. Phần lớn đơn vị phát triển vắc xin COVID-19 đều là hãng dược Anh hoặc Mỹ.

Tại Anh và Mỹ, hạn chế áp đặt lên quán bar cùng nhà hàng đều đã được nới lỏng. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) ngành dịch vụ đều ở trên ngưỡng 50 (nghĩa là hoạt động kinh doanh mở rộng). Nếu tiêu dùng cá nhân tăng nhờ dịch vụ khởi sắc thì kinh tế sẽ dần hồi phục.

hcoronavirus-germany.jpg
Triển khai thành công chương trình chủng đem lại lợi ích về thu hút vốn và khôi phục kinh tế - Ảnh: Reuters

Đồng tiền của nền kinh tế triển khai chậm chương trình chủng ngừa giảm đáng kể tính từ đầu năm đến nay. Ở Nhật, số lượng tiêm chủng trung bình trên mỗi 100 người chỉ là 1,3 – đồng yên mất đến 4,4% giá trị.

Chương trình chủng ngừa ở các nước châu Âu cũng rất chật vật, số lượng tiêm chủng trung bình trên mỗi 100 người tại Đức và Pháp là 21,9 và 21,5 – đồng euro mất 1,5% giá trị.

Không chỉ tỷ lệ tiêm chủng, suy đoán đang lan truyền trên thị trường rằng chính phủ các nước mua vắc xin sẽ bán đồng tiền của mình để thu vào bảng Anh và USD cũng góp phần khiến hai đồng tiền này tăng giá.

Mối liên hệ trên cũng đúng với nhiều trường hợp khác. Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đạt tỷ lệ tiêm chủng 92,2 trên mỗi 100 ngươi nên đồng tiền tăng 2,2% giá trị, đồng real Brazil cùng đồng rúp Nga đều mất giá do tỷ lệ tiêm chủng không vượt quá 15 trên mỗi 100 người.

Ngoài giới đầu tư tiền tệ, giới đầu tư cổ phiếu cũng ưa chuộng thị trường triển khai chương trình chủng ngừa thành công. Chỉ số chứng khoán Singapore, Anh, Mỹ tăng lần lượt 12%, 7%, 10%; chỉ số chứng khoán Ấn Độ, Brazil, Indonesia tăng ỳ ạch khoảng 1 - 2%.

Tỷ lệ tiêm chủng và tốc độ phục hồi kinh tế sẽ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. Quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại thành phố St. Louis James Bullard hôm 12.4 cho biết nếu Fed có thể cân nhắc vấn đề nới lỏng định lượng nếu 75 - 80% dân số Mỹ được chủng ngừa. Tại Anh, đồn đoán về khả năng áp dụng chính sách lãi suất âm đang giảm dần.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 trở thành ‘kim chỉ nam’ của giới đầu tư