Các nước nghèo hơn nhận được vắc xin COVID-19 của Moderna ít hơn đáng kể so với các quốc gia giàu hơn, tờ The New York Times đưa tin.

Vắc xin Moderna chống biến thể Delta tốt nhất nhưng các nước thu nhập thấp nhận được rất ít

Sơn Vân | 10/10/2021, 10:35

Các nước nghèo hơn nhận được vắc xin COVID-19 của Moderna ít hơn đáng kể so với các quốc gia giàu hơn, tờ The New York Times đưa tin.

Dữ liệu từ Airfinity, công ty theo dõi các lô hàng vắc xin, cho thấy chỉ khoảng một triệu liều vắc xin COVID-19 của Moderna đã được chuyển đến các nước thu nhập thấp so với 8,4 triệu liều vắc xin Pfizer và khoảng 25 triệu liều vắc xin Johnson & Johnson.

Tờ The New York Times cũng đưa tin rằng, một số quốc gia có thu nhập trung bình đã phải trả nhiều tiền hơn cho vắc xin COVID-19 của Moderna so với Mỹ, trong khi những nước khác như Botswana dù đã ký thỏa thuận với Moderna nhưng vẫn chưa nhận được vắc xin. Những quốc gia khác như Tunisia thậm chí còn chưa có thể liên lạc với Moderna.

Theo trang Insider, vắc xin COVID-19 của Moderna có khả năng bảo vệ tốt hơn so với vắc xin Pfizer và Johnson & Johnson theo thời gian. Dữ liệu thu thập từ các bệnh viện ở 20 thành phố Mỹ cho thấy sau 4 tháng, vắc xin COVID-19 của Moderna có hiệu quả ngăn ngừa các trường hợp nhập viện là 92%. Trong cùng thời gian, hiệu quả vắc xin Pfizer đã giảm xuống còn 77% và của Johnson & Johnson là 68%.

vac-xin-moderna-chong-bien-the-delta-tot-nhat-nhung-cac-nuoc-thu-nhap-thap-nhan-duoc-rat-it.jpg
Vắc xin Moderna chống biến thể Delta tốt nhất, hiệutro5ngcao trong ngăn ngừa các ca COVID-19 nghiêm trọng

Trong một thông cáo báo chí, Moderna cho biết: "Ngay từ đầu, mục tiêu của chúng tôi là giúp bảo vệ càng nhiều người càng tốt trên toàn cầu. Đến nay, hơn 250 triệu người đã được tiêm vắc xin COVID-19 của Moderna trên toàn cầu. Tuy nhiên, chúng tôi nhận ra rằng việc tiếp cận với vắc xin tiếp tục là một thách thức ở nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, chúng tôi vẫn tập trung vào việc thực hiện một chiến lược toàn diện và luôn phát triển để đảm bảo rằng các quốc gia có thu nhập thấp được tiếp cận với vắc xin của chúng tôi".

Theo The New York Times, các lãnh đạo Moderna cho biết hãng này đang tạo ra nhiều liều lượng vắc xin COVID-19 nhất có thể nhưng "năng lực sản xuất của họ có hạn" và việc sản xuất đang hướng tới các đơn đặt hàng hiện có.

Tiến sĩ Tom Frieden, cựu lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nói rằng Moderna đang "hành xử như thể họ hoàn toàn không có trách nhiệm gì ngoài việc tối đa hóa lợi tức đầu tư".

Trong thông cáo báo chí của họ, Moderna cho biết có 5 điểm chính để mở rộng khả năng tiếp cận vắc xin:

Không thực thi bằng sáng chế về vắc xin của họ.

Một thỏa thuận tháng 5.2021 với COVAX để cung cấp 500 triệu liều vắc xin COVID-19.

Làm việc với các chính phủ có kế hoạch tặng vắc xin cho COVAX.

Xây dựng một cơ sở mRNA hiện đại nhất ở châu Phi (nhưng không nói rõ khi nào).

Đầu tư để mở rộng năng lực cung cấp thêm 1 tỷ vắc xin cho các quốc gia có thu nhập thấp trong năm tới.

Có sự chênh lệch về tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 giữa các nước giàu và các quốc gia thu nhập thấp. Trong khi hơn 46% dân số thế giới đã nhận được ít nhất một liều vắc xin COVID-19, con số đó không được phân bổ đồng đều, với chỉ 2,5% người dân ở các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất một liều.

Các quốc gia như UAE, Bồ Đào Nha và Singapore dẫn đầu với hơn 80% dân số được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ. Dưới 1% dân số ở các nước như Nam Sudan, Uganda và Ethiopia được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ.

Vắc xin Moderna chống lại biến chủng Delta tốt nhất

Báo cáo của CDC đưa ra một số lý do giải thích tại sao vắc xin Moderna dường như mang lại hiệu quả ngăn ngừa cao các ca bệnh phải nhập viện. Thứ nhất, vắc xin Moderna chứa liều mRNA cao hơn Pfizer (100 microgam mRNA so với 30 microgam). Điều này có thể giải thích tại sao vắc xin của Moderna tạo ra kháng thể cao hơn của Pfizer từ 2 – 6 tuần sau khi tiêm.

Hai liều vắc xin Moderna cũng được tiêm cách nhau 4 tuần, cho phép nhiều thời gian hơn để tạo ra kháng thể. Hai liều vắc xin Pfizer được cách nhau 3 tuần.

Một nghiên cứu gần đây của Anh vẫn đang chờ sự đánh giá cho thấy vắc xin Pfizer có thể hoạt động tốt hơn với khoảng thời gian giữa hai liều kéo dài lâu hơn. Pfizer dường như tạo ra nhiều kháng thể hơn khi hai mũi được tiêm cách nhau từ 6 - 14 tuần so với cách nhau 3 – 4 tuần.

Các nhà nghiên cứu khác cũng gợi ý rằng vắc xin của Moderna cũng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm biến chủng Delta.

Một nghiên cứu vào tháng 8 từ Phòng khám Mayo chưa được đánh giá đã phát hiện ra rằng vắc xin của Moderna đã giảm 86% nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2 ở bang Minnesota, Mỹ từ tháng 1 đến tháng 7.

Vào tháng 7, khi biến thể Delta chiếm hơn 70% số ca mắc COVID-19 ở Minnesota, mức bảo vệ đó đã giảm xuống còn 76%, mức giảm nhỏ so với Pfizer.

Vắc xin Pfizer đã giảm 76% nguy cơ nhiễm vi rút SARS-CoV-2 từ tháng 1 đến tháng 7, nhưng sau đó mức bảo vệ giảm xuống còn 42%.

.

Bài liên quan
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ nói về trộn vắc xin Pfizer, Moderna, J&J khi tiêm liều 3
Dịch COVID-19 ở Mỹ có thể bùng phát mạnh hơn khi nhiều người chưa tiêm vắc xin và những ai đủ điều kiện để nhận liều tăng cường không được tiêm. Cụ thể hơn, nhiều người Mỹ đã nhận 2 liều vắc xin COVID-19 của Moderna hoặc 1 liều Johnson & Johnson (J&J) vẫn chưa có mũi tăng cường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin Moderna chống biến thể Delta tốt nhất nhưng các nước thu nhập thấp nhận được rất ít