Nhóm nghiên cứu vắc xin ngừa COVID-19 Pfizer/BioNTech cho biết vắc xin phòng ung thư có thể được tiêm cho người vào năm 2030.

Vắc xin phòng ung thư có thể ra mắt năm 2030

Đan Thuỳ | 22/10/2022, 11:32

Nhóm nghiên cứu vắc xin ngừa COVID-19 Pfizer/BioNTech cho biết vắc xin phòng ung thư có thể được tiêm cho người vào năm 2030.

Hai vợ chồng nhà khoa học Ugur Sahin và Ozlem Tureci, đồng sáng lập Công ty BioNTech, đã dự đoán rằng vắc xin ngừa ung thư có thể được phổ biến rộng rãi trong vòng một thập niên tới. BioNTech là công ty công nghệ sinh học hợp tác với Pfizer để phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Hai chuyên gia trên cho biết sự phát triển và thành công của vắc xin phòng COVID-19 Pfizer/BioNTech đã mang lại hiệu quả cho nghiên cứu về ung thư của họ.

anh-chup-man-hinh-2022-10-22-luc-10.40.56.png
Hai vợ chồng nhà khoa học Ugur Sahin - Ozlem Tureci - Ảnh: Internet

Trong khi vắc xin thông thường sử dụng các dạng vi rút bất hoạt, mRNA chỉ sử dụng mã di truyền của vi rút. Khi loại vắc xin này được tiêm vào cơ thể, nó sẽ xâm nhập vào các tế bào kích thích chúng sản xuất chất kháng nguyên và xây dựng hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh tật.

Giáo sư Tureci chia sẻ: "Những gì chúng tôi đã nghiên cứu trong nhiều thập niên để phát triển vắc xin ung thư đã trở thành tiền đề cho vắc xin COVID-19, và giờ đây kinh nghiệm từ vắc xin COVID-19 sẽ lại giúp ích cho việc phát triển vắc xin ngừa ung thư". 

Khi được hỏi về thời điểm con người trên thế giới có thể tiếp cận vắc xin ung thư, Giáo sư Sahin cho biết điều đó có thể xảy ra, muộn nhất là năm 2030. Tuy nhiên, ông nói vẫn còn phải xem xét các loại can thiệp y tế khác sẽ được các bác sĩ sử dụng để kết hợp với vắc xin và những điều chỉnh để đảm bảo bệnh nhân được chữa khỏi.

Hiện thế giới chỉ có vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV). Vắc xin viêm gan B cũng được coi như một loại vắc xin gián tiếp ngăn ngừa ung thư gan bởi viêm gan B có thể tiến triển thành ung thư. Ngoài ra, còn có các loại vắc xin khác được nghiên cứu để điều trị cho những người đã mắc bệnh ung thư, gồm cả loại vắc xin đã được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận cho những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, các trở ngại còn ở phía trước. Các tế bào ung thư tạo nên khối u có thể gắn với nhiều loại protein khác nhau, khiến việc tạo ra một loại vắc xin nhắm đến tất cả các tế bào ung thư và không có mô khỏe mạnh là vô cùng khó khăn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vắc xin phòng ung thư có thể ra mắt năm 2030