Tính từ đầu năm tới hết 30.9.2015, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã thực hiện mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng đạt 91.314 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 82.155 tỉ đồng.

VAMC đã mua được 91.314 tỉ đồng nợ xấu

Một Thế Giới | 05/10/2015, 18:00

Tính từ đầu năm tới hết 30.9.2015, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã thực hiện mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng đạt 91.314 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 82.155 tỉ đồng.

Như vậy, tính trung bình, mỗi tháng VAMC mua được khoảng 10.000 tỉ đồng nợ xấu. Tiến độ mua nợ của VAMC đang khá suôn sẻ nên đến thời điểm này công ty đã mua vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm (80.000 tỉ đồng) nợ xấu trên sổ sách trong năm.

Bên cạnh đó, VAMC đã thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo đạt tổng giá trị 9.827 tỉ đồng, hơn gấp đôi số nợ thu hồi được trong năm 2014. Tổng cộng, tính đến nay, số nợ đã thu hồi được từ năm 2013 đến nay là 14.847 tỉ đồng.

"Tính đến nay, VAMC gom về tổng cộng khoảng 224.869 tỉ đồng nợ xấu trên sổ sách từ hệ thống tổ chức tín dụng. VAMC đặt ra kế hoạch trong năm nay sẽ thu hồi được 10.000 tỉ đồng nợ xấu, như vậy đến hết tháng Mười, VAMC sẽ đạt kế hoạch đặt ra," ông Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐQT VAMC cho biết.

"Công ty VAMC ra đời bước đầu khẳng định đây là công cụ chính sách quan trọng để góp phần giảm nhanh nợ xấu. Mô hình hoạt động của VAMC đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và hỗ trợ khó khăn cho khách hàng", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh nhận định.

Theo ông Nguyễn Kim Anh, từ năm 2012 đến hết tháng 8.2015, hệ thống các TCTD đã xử lý được 424,14 nghìn tỉ đồng nợ xấu (tương đương 91,2% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012), trong đó xử lý nợ xấu qua VAMC chiếm 41,3%.

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Ngân hàng Liên Việt Postbank cũng cho rằng: đã đến lúc nợ xấu ko còn xấu lắm vì VAMC mua toàn chỗ có tài sản đảm bảo rất ngon lành, giá lên bất cứ lúc nào.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Liên Việt Postbank "tâm đắc" nhận định: "Ngân hàng giá 0 đồng là một sáng kiến, đánh chuột nhưng không vỡ bình, đánh vào HĐQT và cổ đông các ngân hàng, nhưng tiền của dân không mất – bình không vỡ". Cách làm này theo ông Hưởng đã bảo vệ quyền lợi nhân dân, tránh hiện tượng đổ vỡ domino toàn hệ thống vì "chỉ cần đổ 1 ngân hàng dân sẽ rút tiền toàn bộ, ngân hàng mạnh nhất cũng không trụ nổi. Đây là công trình khoa học, phải tưởng thưởng cho việc làm này".

Đồng tình với quan điểm này, TS Lê Xuân Nghĩa nhận xét: “Ngân hàng Trung ương mua lại một số ngân hàng thương mại với giá 0 đồng là sáng kiến tuyệt vời”.

>> Cô giáo hù chém đồng nghiệp nay lại dọa đánh chết cả ban giám hiệu
>> Ông Lê Phước Thanh phân trần việc con trai làm Giám đốc sở khi 30 tuổi
>> Người Syria coi Nga là ‘đấng cứu thế’
>> Vợ bầu Kiên đau đớn mất trắng 7,7 tỷ chỉ trong một tuần
>> Clip nóng của 2 học sinh Tuyên Quang bị phát tán, dưa hấu giá 137 triệu đồng
>> Hoài Linh: 8 người, 1 cái chuồng heo và mối tình ở quán karaoke

Thành Lê

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VAMC đã mua được 91.314 tỉ đồng nợ xấu