Mỹ đã điều tàu khu trục USS Mustin tiến hành tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa sau khi Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo ra Biển Đông. Trong khi đó Bộ Quốc phòng Mỹ cũng phát đi tuyên bố, lên án mạnh mẽ động thái mới nhất của phía Trung Quốc tại vùng biển chiến lược này.

Vấn đề Biển Đông ngày càng xoáy sâu vào căng thẳng Mỹ - Trung

Hoàng Vũ | 28/08/2020, 12:13

Mỹ đã điều tàu khu trục USS Mustin tiến hành tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa sau khi Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo ra Biển Đông. Trong khi đó Bộ Quốc phòng Mỹ cũng phát đi tuyên bố, lên án mạnh mẽ động thái mới nhất của phía Trung Quốc tại vùng biển chiến lược này.

Trong thông báo đưa ra hôm 27.8, Hạm đội 7 của hải quân Mỹ cho biết tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USSMustinđã tiến hành các hoạt động tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Người phát ngôn Hạm đội 7, bàReannMommsen, nhấn mạnhhoạt động tự do hàng hải lần này nhằm duy trì các quyền, cũng như việc đi lại hợp pháp tại các vùng biển được quốc tế công nhận bằng cách thách thức các hạn chế bất hợppháp vớiviệc đi lại, đồng thời thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Đáng chú ý, trong một tuyên bố cùng ngày, Bộ Quốc phòng Mỹ hôm thứ năm 27.8 cho biết việc Trung Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo ở Biển Đông đang đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực.

Bộ cũng xác nhận các báo cáo rằng các lực lượng của Bắc Kinh đã phóng tới 4 tên lửa đạn đạo trong các cuộc tập trận quân sự xung quanh quần đảo Hoàng Sa, và coi những độngthái nàyvi phạm cam kết của Trung Quốc theo Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 nhằm tránh các hoạt động gây phức tạp hay leo thang căng thẳng hay ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực.

"Các hành động của Trung Quốc, bao gồm cả các vụ thử tên lửa, đã gây thêm bất ổn cho tình hình ở Biển Đông", Lầu Năm Góc cho biết và nhấn mạnh cuộc tập trận của Trung Quốc từ ngày 23 - 29.8 gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhằm đưa ra "yêu sách chủ quyền hàng hải phi lý và gây bất lợi cho các nước láng giềng ở Đông Nam Á".

Trước đó một ngày, Bộ Thương mại Mỹ ngày 26.8 thông báo trừng phạt 24 công ty đóng vai trò "trong việc giúp quân đội Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo bị quốc tế lên án ở Biển Đông". Ngoại trưởng MỹMikePompeothông báo Mỹ sẽ cấm nhập cảnh đối với các công dân Trung Quốc bị cáo buộc có liên quan tới hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông.

Phảnứngtrướcđộngtháinày, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TrungQuốcTriệu Lập Kiên hôm 27.8 đã lên tiếng phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ, cáo buộcWashingtoncan thiệp vào "công việc nội bộ" và yêu cầu "sửa sai ngay lập tức". "Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp kiên quyết để duy trì các quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty và cá nhân Trung Quốc",ông Triệu nói.

Trong khiđó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ "ngừng khiêu khích" và nhấn mạnh các cuộc tập trận ở Biển Đông, "là hoạt độngbìnhthường, không nhắm vàobấtkỳnước nào".

Những độngliên tiếp của Mỹ và Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông báo hiệu khu vực này sẽ còn tiếp tục chứng kiến những diễn biến nóng từ giờ đến bầu cử Tổng thốngMỹ tháng 11 tới.Theo giới phân tích, nguy cơ đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông là có cơ sở,nhưng khả năng xảy ra rất thấp, bởi cả hai đều biết kiềm chế và chỉ muốn thể hiện sức mạnh răn đe, trấn an đồng minh khu vực.

Hoàng Giang (theo NDTV,USNI)
Bài liên quan
Thị trường di động sẽ đóng góp cho nền kinh tế 1.100 tỉ USD vào 2030, Trung Quốc đầu tư mạnh vào 5.5G và 6G
Theo một báo cáo gần đây, thị trường 5G đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc dự kiến sẽ bổ sung gần 260 tỉ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2030, với số lượng kết nối 5G chiếm gần 1/3 tổng số toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vấn đề Biển Đông ngày càng xoáy sâu vào căng thẳng Mỹ - Trung