Cô gái mới 18 tuổi mắc phải căn bệnh ung thư bao tử quái ác, sau thời gian dài điều trị, bệnh nhân được đưa về nhà nằm chờ chết. Khi thời gian sống chỉ còn tính bằng ngày, bất ngờ bệnh nhân đã khỏe mạnh và đi đứng trở lại bình thường.

Về nhà nằm chờ chết, cô gái ung thư giai đoạn cuối khỏe mạnh trở lại

Hồ Quang | 05/09/2016, 10:58

Cô gái mới 18 tuổi mắc phải căn bệnh ung thư bao tử quái ác, sau thời gian dài điều trị, bệnh nhân được đưa về nhà nằm chờ chết. Khi thời gian sống chỉ còn tính bằng ngày, bất ngờ bệnh nhân đã khỏe mạnh và đi đứng trở lại bình thường.

Dù mới 18 tuổi,P.A (ngụ ở Bà Rịa – Vũng Tàu) đã phát hiện mình ung thư bao tử giai đoạn cuối. Mẹ của cô gái này đã đưa cô chữa chạy khắp các bệnh viện ở TP.HCM. Cuối cùngkhi thời gian sống của P.Achỉ còntính bằng ngày, các bác sĩ đã cho bệnh nhân về vớigia đình.

Nhìn con gái mới lớn phải nằm một chỗ ngắc ngoải chờ chết với những cơn đau quặn thắt vàkhông ăn uống được,người mẹ không cầm được nước mắt. Đượcngười quen mách bảo có phương pháp hóa trị liệu ung thư kết hợp với các biện pháp nâng đỡ có thể giúp bệnh nhân khỏe kéo dài thêm sự sống, gia đình đã chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện quận Thủ Đức,TP.HCM với hy vọng cầu may.

Ngày 5.9, Bệnh viện quận Thủ Đức cho hay sau gần 1 tháng điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu ung thư kết hợp với hồi sức tích cực, bệnh nhân P.A đã ăn uống trở lại bình thường và có thể đi du lịch cũng như tham gia các hoạt động dã ngoại khác.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết bệnh nhân P.A nhờ hóa trị đúng cách và kết hợp với các chế độ nâng đỡ, hồi sức tích cựcmột cách hiệu quả giúp bệnh nhân phục hồi trở lại.

Theo bác sĩ Vũ, hóa trị là phương pháp điều trị dùng thuốc đặc trị tiêu diệt tế bào ung thư.Do thuốc vào máu nên có thể lưu hành khắp cơ thể và tác dụng trên nhiều cơ quan khác nhau. Phương pháp này ra đời cách nay hơn 60 năm và ngày càng có nhiều thuốc mới được bổ sung, tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ cho bệnh nhân.

“Do thuốc có ảnh hưởng trên tế bào lành gây ra một số tác dụng phụ như:rụng tóc, loét miệng, hạ máu (hồng cầu và bạch cầu)... nên nhiều bệnh nhân rất sợ vô thuốc, điều này làm giảm chất lượng điều trị. Do đó chúng tôi chọn lựa kỹ thuốc và có chế độ nâng đỡ, theo dõi tốt cũng như phối hợp với các khoa khác như: hồi sức, tim mạch, nội tiết... có thể phát hiện và xử lý tốt các tác dụng phụ do thuốc, giúp kéo dài và nâng cao chất lượng sống cho nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối”, bác sĩ Vũ nói.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Về nhà nằm chờ chết, cô gái ung thư giai đoạn cuối khỏe mạnh trở lại