Theo tạp chí khoa học PLoS One, nhà nghiên cứu Richard Levenson cùng các cộng sự ở Đại học California, Mỹ, đã huấn luyện chim bồ câu phân tích các hình ảnh chụp bằng thiết bị y tế và phân biệt được các mô khỏe và mô ung thư tuyến vú.
Chim bồ câu đều được nhận phần thưởng nếu chỉ đúng các mô ung thư hay các mô khỏe mạnh. Sau 15 buổi huấn luyện hàng ngày, mỗi lần kéo dài 1 giờ, chim bồ câu đã chẩn đoán đúng trong 85% trường hợp. Tổng hợp “lời đáp” của 4 con chim bồ câu, các nhà nghiên cứu đã nâng được xác suất đoán đúng lên 99%.
Các nhà khoa học giải thích rằng chim bồ câu nhận rõ những lớp lắng đọng canxi nhỏ có liên quan đến ung thư mà khi chụp X quang tuyến vú sẽ cho những chấm trắng. Nhưng để nhận biết những khối u ác tính trên hình ảnh chụp X quang sẽ là một nhiệm vụ khó khăn đối với chim bồ câu vì nhiều trường hợp cũng khó đối với bác sĩ vì họ cũng chỉ đúng đến 80% là cùng.
Richard Levensongiải thích rằng “chỉ cần một vài điều chỉnh và khuyến khích chim bằng thức ăn là chim đọc phim cũng giống như người khi phân biết mô khỏe và mô ung thư. Khi chúng tôi đưa cho chim xem những hình ảnh mới, chúng tôi hiểu rằng chim bồ câubiết khái quát hóa những kiến thức thu được. Chim có thể đảm nhậnđược những nhiệm vụ của các chuyên gia lành nghề, những dây thần kinh mà chim bồ câudùng để nhận biết hình ảnh cũng giống như ở người”.
Chúng ta đều biết rằng chim bồ câu có kỹ năng thị giác tuyệt vời khi nhận biết mặt người, chữ trong bảng chữ cái và thậm chí còn phân biệt được sự khác nhau giữa tranh Monet và Picasso. Tuy trước mắt các nhà khoa học chưa sử dụng chim bồ câu vào việc trực tiếp chẩn đoán ung thư, nhưng chim bồ câu có thể đóng vai trò trong việc phát triển công nghệ phân tích hình ảnh giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Vũ Trung Hương