Tổng thống Belarus Lukashenko cho biết ông và Putin đã vạch ra một kế hoạch chung để ngăn chặn “sự hung hăng của phương Tây”

Vì sao Belarus sẵn sàng cùng Nga đánh kẻ thù chung giữa khủng hoảng Ukraine?

Anh Tú | 21/02/2022, 15:39

Tổng thống Belarus Lukashenko cho biết ông và Putin đã vạch ra một kế hoạch chung để ngăn chặn “sự hung hăng của phương Tây”

Nối lại tập trận bất ngờ

Như tin đã đưa, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố Nga không rút quân như dự kiến sau khi kết thúc tập trận giữa hai nước. Theo dự kiến, cuộc tập trận giữa Nga và Belarus phải kết thúc từ 20.2 hôm qua. Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin cho biết Nga và Belarus đang gia hạn các cuộc tập trận.

Về lý do gia hạn, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết, quyết định này được đưa ra vì hoạt động quân sự gần biên giới Nga và Belarus cũng như tình hình ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine. 

Ông Khrenin cho biết trọng tâm của các cuộc tập trận quân sự tới đây sẽ giống như các cuộc tập trận đã hoàn thành gần đây: "để đảm bảo đáp ứng đầy đủ và giảm leo thang các hoạt động chuẩn bị quân sự của những kẻ xấu xa gần biên giới chung chúng ta".

Về thời gian gia hạn, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus cho biết quân đội Nga sẽ ở lại đó vô thời hạn hay chính xác hơn là chưa có thời hạn rút đi. Thậm chí, ông Khrenin cho biết hai nước sẽ "đánh trả" nếu cần thiết.

Tướng Belarus Alexander Volfovich nói thêm với các nhà báo rằng tất cả nhiệm vụ của cuộc tập trận đã đạt được nhưng “cuộc tập trận có thể tiếp tục. Khi nào và trong thời gian bao lâu sẽ do trưởng đoàn thanh tra quyết định”.

Việc gia hạn tập trận này khá bất ngờ. Chỉ bốn ngày trước, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei cho biết: “Không một quân nhân Nga nào, không một thiết bị quân sự nào sẽ ở lại Belarus sau các cuộc tập trận này”.

Phe đối lập phản đối

Động thái này của chính quyền Minsk đã các nhân vật đối lập cáo buộc là Belarus đã giao nộp nền độc lập của đất nước cho Moscow mà không có phát súng nào được bắn ra. Lãnh đạo phe đối lập lưu vong Svetlana Tikhanovskaya nói rằng điều đó làm suy yếu an ninh và chủ quyền của đất nước, kéo nước này vào một cuộc chiến với nước ngoài.

Điều này bị các nhà phân tích phương Tây cho rằng các chính sách đối ngoại và quân sự của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã bị cuốn theo quỹ đạo của Nga.

Artyom Shraibman, nhà phân tích chính trị người Belarus cho biết: “Đó chỉ là một dấu hiệu cho thấy chính phủ hiện tại của Belarus, chính phủ của ông Lukashenko, đang ngày càng gắn chặt vào chính sách đối ngoại và an ninh của mình vào Nga và họ không thể thực sự theo đuổi các quyết định tự trị của mình”

Khi các nhà lãnh đạo phương Tây cảnh báo rằng Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công vào Ukraine trong những ngày tới, Tikhanovskaya (vốn được các nhà lãnh đạo phương Tây công nhận là người chiến thắng chính đáng trong cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020) cho biết Belarus đang "mất chủ quyền" và kêu gọi quân đội Nga rời đi ngay lập tức.

Hôm 20.2, bà Tikhanovskaya ra tuyên bố: “Sự hiện diện của quân đội Nga trên lãnh thổ của chúng tôi vi phạm hiến pháp của chúng tôi, luật pháp quốc tế và gây nguy hiểm cho an ninh của mọi người dân Belarus và toàn khu vực. Belarus bị lôi kéo vào cuộc chiến của người khác và trở thành một quốc gia xâm lược”.

Quan hệ mật thiết của 2 tổng thống

Lukashenko có quan hệ mật thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ sau cuộc bầu cử năm 2020. Thời điểm đó, phe đối lập phát động các cuộc biểu tình trên đường phố đe dọa lật đổ ông khỏi quyền lực như cuộc Cách mạng cam ở Ukraine 2014. Phải đến khi Putin hứa sẽ cử lực lượng Nga đến để dập tắt tình trạng bất ổn nếu được yêu cầu (giống như chính quyền Kazakhstan yêu cầu cách đây ít tháng), Lukashenko mới mạnh tay trấn áp hàng trăm nhân vật và nhà hoạt động đối lập, dẹp tan cuộc biểu tình.

Hôm 18.2, hai ông Putin và Lukashenko đã gặp nhau để thảo luận về cuộc khủng hoảng giữa Nga và NATO, sau khi các nước phương Tây từ chối yêu cầu của Moscow về việc đảm bảo an ninh trong đó có việc đòi cam kết cấm Ukraine gia nhập NATO và triệt thoái lực lượng khỏi Đông Âu.

putin-lukashenko.jpg

Sau cuộc họp hôm thứ 18.2, Lukashenko cho biết ông và Putin đã vạch ra một kế hoạch chung để ngăn chặn “sự hung hăng của phương Tây”. Ngày hôm sau, Putin đã gửi lời mời Lukashenko đến cùng tham dự các cuộc tập trận của lực lượng hạt nhân Nga sau khi nhà lãnh đạo Nga giám sát một loạt vụ phóng tên lửa hành trình và siêu thanh.

Một bức ảnh của Điện Kremlin cho thấy cả hai đang ngồi tại một chiếc bàn tròn màu trắng ở trung tâm cơ động của Bộ Quốc phòng Nga khi ông Putin phát động cuộc tập trận, đồng thời sát cánh với nhà lãnh đạo Belarus khi ông gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Washington và NATO về quyết tâm định hình lại kiến ​​trúc an ninh của châu Âu và sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự nếu cần thiết.

Putin coi Belarus và Ukraine là những người anh em gốc Slav của Nga, một phần của “thế giới Nga” như cách Putin mô tả. Ông tin rằng Ukraine chỉ có thể thành công nếu, giống như Belarus, gia nhập vào phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Khi các quan chức phương Tây cáo buộc ông Putin muốn dùng sức mạnh quân sự để khuất phục Ukraine thì ông Putin có thể tìm được sự ủng hộ từ Belarus mà không cần lực lượng quân sự, nhờ quan hệ mật thiết với Lukashenko. Hiện vẫn chưa rõ liệu Putin có yêu cầu các lực lượng Belarus trực tiếp tham gia nếu có động binh Ukraine hay không, nhưng Nga có thể sử dụng các sân bay, cơ sở hạ tầng và hậu cần của Belarus.

Belarus sẵn sàng giúp Nga trong cuộc chiến Ukraine

Nhà phân tích Shraibman nhận định: “Khi có chiến tranh, Putin đơn giản coi Belarus như một phần mở rộng lãnh thổ trong toan tính quân sự, vì vậy Belarus có thể giống như một đồng minh, một lực lượng hỗ trợ, nhưng không tham gia và tấn công Kiev cùng với Lính Nga”.

Ngay cả trước khi cuộc tập trận bắt đầu 10 ngày trước, các nhà phân tích quân sự phương Tây đã cảnh báo rằng lực lượng này có thể là nghi binh cho một mũi tấn công Ukraine từ phía bắc và có khả năng bao vây thủ đô Kiev, một phần của cuộc xâm lược quy mô lớn, nhiều hướng từ phía nam, đông và bắc.

Theo NATO, có khoảng 30.000 lực lượng Nga ở Belarus, cũng như các khí tài quân sự đáng kể bao gồm các hệ thống tên lửa S-400, được bố trí ở phía nam đất nước.

Shraibman nói rằng nếu Lukashenko ra lệnh cho lực lượng của mình tiến vào Ukraine, các quan chức quân đội Belarus sẽ tuân theo mệnh lệnh dù có thể là miễn cưỡng.

“Từ phân tích của tôi về dư luận ở Belarus, gồm cả từ lực lượng thực thi pháp luật và quân đội, đơn giản là không có ai muốn Belarus bị lôi kéo vào bất kỳ loại xung đột nào, chứ chưa nói đến xung đột của một quốc gia khác”.

Shraibman nói: “Ông Lukashenko đã đưa ra ý tưởng tổ chức vũ khí hạt nhân của Nga trên đất Belarus nhiều lần, kể cả tuần trước - một ví dụ về việc ông cung cấp cho Điện Kremlin nhiều hơn Putin mong đợi.

Vào 19.2, ở bên cạnh Putin trong cuộc tập trận lực lượng hạt nhân, Lukashenko đã thể hiện lòng trung thành vào thời điểm quan trọng đối với Putin, với hy vọng giành được sự ủng hộ và ưu ái về kinh tế.

Lukashenko thậm chí còn làm được nhiều hơn những gì được đề nghị, chẳng hạn như sáng kiến ​​của ông về các loại vũ khí hạt nhân đang được đặt ở Belarus. Ông ta đôi khi muốn làm tốt hơn để thể hiện rằng mình thậm chí còn là một đồng minh hơn mọi người có thể mong đợi”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vẫn còn băn khoăn về phương pháp định giá trong dự thảo nghị định quy định về giá đất
Góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng có một số điểm không hợp lý.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Belarus sẵn sàng cùng Nga đánh kẻ thù chung giữa khủng hoảng Ukraine?