Lầu Năm Góc vẫn đang tìm kiếm một sự thống nhất nhằm giải quyết Trung Quốc về Biển Đông. Có ý kiến cho rằng nên phô trương sức mạnh quân sự để răn đe TQ nhưng cũng có người sợ có thể gây xung đột quân sự hoặc Chiến tranh Lạnh mới.

Vì sao Mỹ "chưa rút súng" giải quyết Trung Quốc về Biển Đông?

Một Thế Giới | 01/06/2015, 14:38

Lầu Năm Góc vẫn đang tìm kiếm một sự thống nhất nhằm giải quyết Trung Quốc về Biển Đông. Có ý kiến cho rằng nên phô trương sức mạnh quân sự để răn đe TQ nhưng cũng có người sợ có thể gây xung đột quân sự hoặc Chiến tranh Lạnh mới.

Theo phân tích của báo The Wall Street Journal (WSJ) số ra ngày 1.6, một quan chức Mỹ cho biết: các quan chức chính phủ Mỹ đang vất vả tìm “sự cân bằng chính đáng”, để gây sức ép giải quyết Trung Quốc về Biển Đông mà không làm leo thăng căng thẳng ở Biển Đông.
Chưa tính chuyện rút súng giải quyết vấn đề

David Shear, trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ phụ trách châu Á-Thái Bình Dương”, nói: “Không có những viên đạn bạc để giải quyết vấn đề này”.

Ngay cả trong quân đội Mỹ cũng không có sự thống nhất về cách xử lý tình hình căng thẳng trên Biển Đông, theo một quan chức Mỹ giấu tên nói với WSJ.

Ví dụ: một số sĩ quan ở bộ chỉ huy quân Mỹ ở Thái Bình Dương (PACOM) nói cần phải có phản ứng trước sự hung hăng của TQ.

Nhưng các quan chức khác ở Lầu Năm Góc lo ngại: liệu có nên phản ứng quá mạnh mẽ, dữ dội ?  

Quan chức này nói: “Không có sự thống nhất ở Bộ quốc phòng. Ai cũng đồng ý rằng những gì TQ làm là sai trái, nhưng vấn đề là phải có hành động nào để gây hảnh hưởng với hành vi sai trái đó”.

Việc Mỹ nỗ lực giải quyết Trung Quốc về Biển Đông thể hiện tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La (Singapore) nơi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter yêu cầu TQ chấm dứt xây đảo nhân tạo trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông Carter nhấn mạnh: Mỹ sẽ đưa máy bay và tàu chiến hải quân đến hoạt động ở nơi mà luật quốc tế cho phép, dù Bắc Kinh nói việc Mỹ đến gần các đảo nhân tạo mà họ tự nhận một cách phi lý là “thuộc lãnh thổ TQ” sẽ là hành động khiêu khích.

Ông Carter cũng nêu danh sách các vũ khí mà Mỹ tính chuyển đến châu Á, trong chương trình ngoại giao-quân sự “xoay trục về châu Á”, gồm Zumwalt, khu trục hạm tàng hình mới nhất của hải quân Mỹ.

Bằng cách mô tả TQ phá rối nguyên trạng và thách thức các chuẩn mực quốc tế, ông Carter cẩn thận đặt cơ sở cho khả năng phô trương sức mạnh quân sự nhằm răn đe TQ.

Ông McCain muốn TQ phải trả giá  

Các diễn biến này khiến Tổng thống Obama phải lựa chọn: chủ trương “xoay trục về châu Á” của ông nhằm trấn an các đồng minh lo ngại sự trỗi dậy của TQ.

Nhưng nay, một cách tiếp cận cứng rắn quá mức sẽ có nguy cơ khiến TQ thù địch Mỹ, và có thể làm phân cực một vùng kinh tế sôi động nhất của thế giới, vốn là một nỗi sợ của các nước châu Á không muốn phải chọn ngả về phe nào.

Mặt khác, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình là người theo đuổi chủ nghĩa dân tộc, xem việc bành trướng các đảo là biểu tượng trỗi dậy của TQ, cùng quyết tâm thu hồi những vùng đất “đã mất”  trong “một thế kỷ nhục nhã” dưới tay “bọn đế quốc”.

Các quan chức Mỹ nói TQ ngang ngược xây đảo nhân tạo vì mục đích quân sự, khiến các nước láng giềng phải lo ngại, và đe dọa ưu thế quân sự lâu nay của Mỹ tại Đông Á.
Một số nghị sĩ Mỹ cho rằng Mỹ sẽ phải thể hiện sự kiên quyết quân sự, mặc kệ nguy cơ cả hai phía Mỹ-TQ có thể có những tính toán sai.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cũng kêu gọi có hành động cứng rắn hơn: “Chúng ta cần nhận ra thực tế, rằng TQ có thể sẽ tiếp tục những hành vi gây bất ổn, trừ phi và cho đến khi họ nhận ra cái giá phải trả quá lớn so với những ích lợi có thể thu về. Rõ ràng họ chưa nhận thức được điều này”.
Theo WSJ, dù  Mỹ cáo buộc TQ quân sự hóa các đảo này, cho đến nay Mỹ mới xác định có hai cỗ pháo cơ động trên một đảo.   
Washington lo TQ lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông như đã làm ở biển Hoa Đông, gồm các đảo tranh chấp với Nhật. Các đảo nhân tạo TQ xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm giúp TQ thực hiện quyền cấm máy bay nước ngoài bay vào Biển Đông.

Euan Graham, giám đốc chương trình An ninh quốc tế ở Viện Lowy (một tổ chức nghiên cứu Úc) nói mục tiêu dài hơi của TQ khi lập ADIZ  là bảo đảm an toàn cho hải quân của họ ở Biển Đông, gồm tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (có thể gắn đầu đạn hạt nhân) hiện lặn ở biển Hoa Đông.

TQ cũng vừa công bố Sách Trắng chiến lược quân sự với kế hoạch hải quân TQ triển khai “ở vùng biển xa”.

WSJ nêu chính phủ Mỹ sẽ phải tìm ra một giải pháp nào đó, khi càng có thêm nhiều nước châu Á đứng về phía Mỹ vì cảnh giác trước chủ nghĩa bành trướng của TQ.

Cũng có dấu hiệu Mỹ có thể thể hiện sự linh hoạt ít nhất trong một lĩnh vực. Trước cuộc Đối thoại Shangri-La, có đồn đoán rằng Mỹ sẽ rút lại lời mời TQ tham dự cuộc tập trận hải quân Rim of the Pacific (tổ chức hai năm một lầnh) ở Hawaii vào năm 2016.   

Tân chỉ huy PACOM, đô đốc Harry Harris cho biết: “Chúng ta sẽ chờ xem thế nào, nhưng từ nay đến đó sẽ còn nhiều việc xảy ra”.

Vài tuần trước, ông gây xôn xao khi gọi các đảo nhân tạo mà TQ xây trái phép  là “Vạn lý trường thành trên cát”.  

Bích Ngọc (theo The Wall Street Journal)
Bài liên quan
Đêm nay miền Bắc lạnh, siêu bão Man-Yi đang tiến vào Biển Đông
Siêu bão Man-yi vẫn giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/giờ và hướng vào vùng biển miền Trung. Biển động dữ dội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Mỹ "chưa rút súng" giải quyết Trung Quốc về Biển Đông?