Số vụ phóng tên lửa kỷ lục trong năm nay của Triều Tiên đã phản ánh quyết tâm đầu tư nguồn lực vào sản xuất và triển khai nhiều vũ khí hơn nữa của quốc gia này.

Vì sao Triều Tiên có nguồn lực chế tạo tên lửa?

Cẩm Bình | 10/11/2022, 16:49

Số vụ phóng tên lửa kỷ lục trong năm nay của Triều Tiên đã phản ánh quyết tâm đầu tư nguồn lực vào sản xuất và triển khai nhiều vũ khí hơn nữa của quốc gia này.

Tuần trước, Bình Nhưỡng phóng hơn 80 tên lửa trong đó có tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) mới cùng biến thể tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới. Không rõ chi phí sản xuất vũ khí của nước này là bao nhiêu, ICBM của quốc gia khác tiêu tốn hàng chục triệu USD, SRBM - chẳng hạn như Iskander của Nga cũng tốn đến 3 triệu USD.

Giới phân tích nhận định, việc Triều Tiên không tiếc phóng tên lửa đắt tiền ra biển cho thấy chương trình tên lửa của nước này chẳng hề gặp nhiều trở ngại, bất chấp loạt nghị quyết trừng phạt Liên Hợp Quốc ban hành.

Phó giáo sư Mason Richey (Đại học Ngoại giao Hankuk) chỉ ra, Triều Tiên hoặc là có đủ nhiên liệu, tên lửa, máy móc phức tạp (như động cơ hay hệ thống dẫn đường) cùng năng lực sản xuất vũ khí mới nhanh chóng, hoặc là có khả năng mua được chúng từ nước ngoài.

“Bất kể là tình huống nào thì cũng đều phơi bày sự thật trừng phạt đã và sẽ kém hiệu quả”, theo phó giáo sư Richey.

Nhiều tên lửa vừa phóng vài tuần qua là SRBM được ra mắt vài năm gần đây; tên lửa SCUD cũ hơn cũng được phóng.

Chuyên gia tên lửa người châu Âu Markus Schiller đánh giá số vụ phóng kỷ lục là minh chứng cho thấy Triều Tiên sở hữu lượng lớn tên lửa (được phóng) trong kho vũ khí. Ông chỉ ra ngay cả loại SRBM mới Bình Nhưỡng phóng tuần trước cũng đã ra mắt vài năm, như vậy Triều Tiên có thể đã xây dựng được cả một kho dự trữ dù sản xuất chậm. Một số loại khác chẳng hạn như KN-25 chắc chắc được sản xuất nhiều hơn.

vinorth.jpg
Hình ảnh các vụ phóng tên lửa Triều Tiên thực hiện gần đây - Ảnh: KCNA

Mạng lưới hỗ trợ ở nước ngoài

Hàn Quốc có thể tìm ra manh mối về cách Triều Tiên chế tạo tên lửa khi xem xét mảnh vỡ thu hồi từ một SRBM rơi ngoài khơi tuần trước, như từng làm trong quá khứ.

Khi thu thập tàn tích tên lửa đẩy Unha năm 2012, Hàn Quốc phát hiện linh kiện có xuất xứ Anh, Thụy Sĩ, Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô.

Giới phân tích nhận định Bình Nhưỡng hiện vẫn dựa vào nguyên liệu lẫn linh kiện nước ngoài.

Theo Hugh Griffiths – cựu điều phối viên Liên Hợp Quốc phụ trách giám sát việc thực thi trừng phạt Triều Tiên: “Nga, Trung Quốc là nơi có nhiều đối tượng mua sắm phục vụ chương trình tên lửa đạn đạo Triều Tiên nhất”.

Ngày 8.11, Bộ Tài chính Mỹ áp đặt trừng phạt với hai công dân Triều Tiên làm việc cho hãng hàng không Air Koryo của nước này. Họ bị cáo buộc mua sắm và vận chuyển vật liệu quân sự - trong đó có linh kiện điện tử - từ Trung Quốc.

Một cố vấn chính phủ Mỹ cho biết công nghệ và vật liệu mà Bình Nhưỡng tìm mua nhiều nhất là phương tiện hạng nặng đa trục dùng để vận chuyển và phóng tên lửa đạn đạo; thép, nhôm cùng các vật liệu đặc biệt chứa titan; sợi carbon cùng máy cuộn dùng cho sản xuất tên lửa hạng nhẹ; nhiên liệu tên lửa rắn.

“Để có được công nghệ và vật liệu, Triều Tiên dùng đến mạng lưới mua sắm rộng khắp ở nước ngoài bao gồm quan chức cơ quan ngoại giao hoặc tổ chức thương mại của Triều Tiên, công dân nước thứ ba, công ty nước ngoài”, theo cố vấn chính phủ Mỹ.

Cố vấn chính phủ Mỹ tiết lộ, Bình Nhưỡng muốn nhập khoảng 100 tấn nhiên liệu tên lửa rắn vào năm 2030. Ông Griffiths thì cho biết linh kiện hay vật liệu nhỏ rất dễ gửi thông qua đơn vị vận chuyển như DHL.

Năm qua, Mỹ đã trừng phạt cả một mạng lưới cá nhân cùng tổ chức ở Nga giúp Triều Tiên mua sắm linh kiện phục vụ chương trình tên lửa đạn đạo. Tại Belarus, Trung Quốc cũng có mạng lưới tương tự.

Phía giới chức Nga, Trung đều tuyên bố đã điều tra và không hề phát hiện hoạt động phi pháp vi phạm lệnh trừng phạt Liên Hợp Quốc. 

Bài liên quan
Nga - Triều Tiên tăng số chuyến bay giữa hai nước
Hãng thông tấn KCNA ngày 21.11 đưa tin Triều Tiên và Nga vừa ký nghị định thư về hợp tác sau các cuộc họp thảo luận về thương mại, kinh tế, khoa học và công nghệ tại Bình Nhưỡng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
22 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Triều Tiên có nguồn lực chế tạo tên lửa?