Một video của các nhà khoa học Mỹ đã giải thích được lý do chim gõ kiến không mắc kẹt vào cây.
Thông thường khi đóng một cây đinh vào thân cây, nó sẽ mắc lại trong đó. Vậy tại sao điều tương tự lại không xảy ra với chiếc mỏ sắc nhọn của chim gõ kiến? Câu hỏi này đã được nhà khoa học Mỹ giải thích tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Sinh học Tích hợp và So sánh (Society for Integrative and Comparative Biology) diễn ra vào đầu tuần này.
Nhóm nghiên cứu đã quay nhiều video tốc độ cao về hai con chim gõ kiến đen (Dryocopus martius) đang mổ những thân cây gỗ cứng tại một vườn thú. Các video sau đó được phân tích kỹ qua từng khung hình ở tốc độ chậm để xem mỏ trên và mỏ dưới của chim gõ kiến di chuyển như thế nào trong mỗi lần mổ.
Kết quả cho thấy, khả năng di chuyển mỏ trên và mỏ dưới của chim gõ kiến hoàn toàn độc lập nhau. Khi đầu nhọn của mỏ chim gõ kiến chạm vào gỗ, đầu chim sẽ quay sang một bên rất nhẹ, nâng phần trên của mỏ lên và vặn nó một chút theo hướng khác. Lực kéo này sẽ mở ra một lượng cực nhỏ và tạo ra khoảng trống giữa đầu mỏ và phần gỗ ở đáy lỗ thủng, do đó chim có thể dễ dàng rút mỏ lại.
Xem video lý do chim gõ kiến không mắc kẹt vào thân cây: