Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, số người đã mắc COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, nơi coronavirus lần đầu tiên được xác định, có thể cao hơn 3 lần con số nước này thống kê.

'Số ca mắc COVID-19 ở Vũ Hán cao hơn 3 lần thống kê của Trung Quốc'

Nhân Hoàng | 08/01/2021, 11:45

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, số người đã mắc COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, nơi coronavirus lần đầu tiên được xác định, có thể cao hơn 3 lần con số nước này thống kê.

Bài báo do tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases xuất bản hôm 8.1, đã phân tích mẫu máu của hơn 60.000 người khỏe mạnh được lấy từ các địa điểm trên khắp Trung Quốc từ tháng 3 đến tháng 5.2020.

PLOS Neglected Tropical Disaches là tạp chí khoa học truy cập mở được đánh giá ngang hàng dành cho nghiên cứu các bệnh nhiệt đới bị bỏ quên, bao gồm giun sán, vi khuẩn, vi rút, protozoan và nhiễm nấm đặc hữu ở các vùng nhiệt đới.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 1,68% những người đến từ Vũ Hán chứa kháng thể với SARS-CoV-2, loại vi rút gây ra COVID-19, so với 0,59% ở tỉnh Hồ Bắc xung quanh và 0,38% ở các vùng còn lại của Trung Quốc.

Với tổng dân số của thành phố là hơn 10 triệu người, các nhà nghiên cứu ước tính rằng có tới 168.000 cư dân Vũ Hán bị nhiễm coronavirus, so với con số chính thức là 50.340 trường hợp nhập viện.

Nghiên cứu cho thấy ít nhất 2/3 tổng số người không có triệu chứng và hàng ngàn người có thể đã bị nhiễm coronavirus sau khi loại bỏ các ca lâm sàng, làm tăng khả năng vi rút có thể tồn tại trong cộng đồng thời gian dài mà không phải nhập viện.

Một nghiên cứu riêng biệt do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) công bố vào cuối tháng 12 cho thấy "tỷ lệ huyết thanh tương đồng" ở Vũ Hán, tỷ lệ dân số có kháng thể, thậm chí cao hơn ở mức 4,43%, ngụ ý rằng khoảng nửa triệu người ở thành phố này có thể đã bị nhiễm bệnh.

COVID-19 được xác định tại Vũ Hán vào cuối năm 2019, với đợt bùng phát đầu tiên liên quan đến một chợ hải sản trong thành phố. Trung Quốc cuối cùng đã đóng cửa Vũ Hán và các thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc vào ngày 23.1.2020, nhưng các nhà phê bình cho rằng họ nên hành động sớm hơn.

Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích về việc xử lý chậm coronavirus và các quan chức hiện chỉ ra các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy nó đã lưu hành ở châu Âu vài tháng trước khi bùng phát ở Vũ Hán.

so-ca-mac-covid-19-o-vu-han-cao-gap-3-lan-thong-ke-cua-trung-quoc.jpg
Nhiều người ghé thăm một khu chợ đường phố vào ngày 2.9.2020, sau đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

Một nhóm gồm 10 người từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ đến Trung Quốc trong tuần này để điều tra nguồn gốc của COVID-19 nhưng vẫn chưa được cấp phép để nhập cảnh vào nước đông dân nhất thế giới.

Hôm 5.1, Tổng Giám đốc WHO - Tedros Adhanom nói ông “rất thất vọng” vì Trung Quốc vẫn chưa cho nhóm chuyên gia quốc tế nhập cảnh để điều tra nguồn gốc COVID-19.

Chúng tôi được biết rằng các quan chức Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất những thủ tục cấp phép nhập cảnh cần thiết cho nhóm đến Trung Quốc. Tôi rất thất vọng về thông tin này bởi 2 thành viên đã bắt đầu chuyến đi và những người khác không thể lên đường vào phút cuối”, ông Tedros phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến ở Geneva.

Tôi đã tiếp xúc với các quan chức cấp cao của Trung Quốc và một lần nữa tôi đã nói rõ rằng sứ mệnh trên là ưu tiên của WHO”, người đứng đầu WHO nhấn mạnh.

Nhiệm vụ điều tra nguồn gốc COVID-19 do Peter Ben Embarek, chuyên gia hàng đầu của WHO về các bệnh động vật, dẫn đầu.
Peter Ben Embarek từng đến Trung Quốc trong một nhiệm vụ vào tháng 7 năm ngoái.

Khi một nhóm của WHO chuẩn bị đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của COVID-19, Bắc Kinh đã tăng cường nỗ lực không chỉ để ngăn chặn các đợt bùng phát mới mà còn định hình câu chuyện về thời gian và địa điểm bắt đầu đại dịch.

Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích về việc không xử lý sớm COVID-19 và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh hôm 5.1 cho biết nước này sẽ hoan nghênh nhóm của WHO.

Thế nhưng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị âm ỉ, các chuyên gia cho rằng các nhà điều tra khó có thể được phép xem xét kỹ lưỡng một số khía cạnh nhạy cảm hơn của đợt bùng phát COVID-19 và Bắc Kinh khó tránh khỏi bị đổ lỗi cho coronavirus đã giết chết hơn 1,9 triệu người trên toàn thế giới.

"Ngay cả trước cuộc điều tra này, các quan chức hàng đầu của cả hai bên đã rất phân cực trong ý kiến ​​của họ về nguồn gốc của sự bùng phát", Yanzhong Huang, thành viên cấp cao của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại - tổ chức tư vấn của Mỹ, cho biết.

Họ sẽ phải hiểu biết về chính trị và đưa ra kết luận có thể chấp nhận được với tất cả các bên”, ông nói thêm.

Hôm 2.1, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị ca ngợi những nỗ lực chống đại dịch COVID-19 của Trung Quốc, nói rằng họ không chỉ hạn chế lây nhiễm trong nước mà còn “đi đầu trong việc xây dựng một hệ thống phòng thủ chống dịch toàn cầu” bằng cách viện trợ cho hơn 150 quốc gia.

Trước những lời chỉ trích về nguồn gốc của COVID-19 mà Trung Quốc phải đối mặt trên toàn thế giới, ông Vương Nghị nói rằng “ngày càng có nhiều nghiên cứu” cho thấy nó xuất hiện ở nhiều khu vực.

Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất tuyên bố COVID-19 có thể lây truyền qua đường nhập khẩu dây chuyền lạnh, với việc đổ lỗi cho các đợt bùng phát mới ở Bắc Kinh và Đại Liên do các lô hàng bị nhiễm bệnh dù WHO đã hạ thấp những nguy cơ đó.

Trung Quốc đã bị cáo buộc có hành vi che đậy thông tin COVID-19 khiến phản ứng ban đầu bị trì hoãn, cho phép coronavirus lây lan xa hơn. Chủ đề này vẫn còn nhạy cảm, chỉ có một số nghiên cứu về nguồn gốc của COVID-19 được công bố rộng rãi. Song đã có những dấu hiệu Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ thông tin mâu thuẫn với tin chính thức.

Tổng số ca mắc COVID-19 được xác nhận cho đến nay ở Trung Quốc đại lục là 87.331 với 4.634 người chết.

Bài liên quan
Người đưa tin dịch COVID-19 tại Vũ Hán bị tuyên án 4 năm tù
Tòa án quận Phố Đông (Thượng Hải) ngày 28.12 tuyên Trương Triển - người đăng tải bài viết cùng hình ảnh Vũ Hán thời kỳ dịch COVID-19 bùng phát - 4 năm tù giam vì tội “kiếm chuyện, gây rối”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Số ca mắc COVID-19 ở Vũ Hán cao hơn 3 lần thống kê của Trung Quốc'