Ngày 11.5, đại diện Bộ GD-ĐT đã giải đáp những thắc mắc của thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh 2022 và những quy trình về lọc ảo.

Việc lọc ảo của Bộ GD-ĐT nhằm hỗ trợ các trường sắp xếp nguyện vọng của thí sinh

Dạ Thảo | 11/05/2022, 11:29

Ngày 11.5, đại diện Bộ GD-ĐT đã giải đáp những thắc mắc của thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh 2022 và những quy trình về lọc ảo.

PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết một trong những điều chỉnh quan trọng trong tuyển sinh năm nay chính là bộ sẽ lọc ảo chung tất cả phương thức xét tuyển. Có nhiều trường ĐH cũng mong muốn sẽ tự lọc ảo theo phương thức riêng tại trường, tuy nhiên bộ lọc ảo chung được Bộ GD-ĐT giải thích rằng đây chính là giải pháp kỹ thuật để quản lý, giám sát việc các trường thực hiện quy chế tuyển sinh, ngăn những trường gọi thí sinh nhập học sớm.

Qua phân tích số liệu, trong những năm gần đây tỷ lệ thí sinh trúng tuyển sau khi lọc ảo càng ngày càng giảm, một số trường đã sử dụng các phương thức khác để tuyển sinh chứ không sử dụng hoàn toàn kết quả thi tốt nghiệp THPT nữa mà thay vào đó bằng các hình thức xét tuyển học bạ, tuyển thẳng vào các trường... và yêu cầu học sinh nhập học luôn. Đây là điều giải thích vì sao rất nhiều thí sinh đã bị lỡ cơ hội nhập học của mình ở các trường có mức ưu tiên cao hơn, hoặc phải nộp tiền học phí ngay gây bức xúc cho thi sinh và xã hội.

Vì thế để khắc phục những tồn tại, bất cập trên, theo PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, dự thảo Quy chế tuyển sinh đã có những điều chỉnh về mặt kỹ thuật, là thực hiện lọc ảo chung tất cả phương thức xét tuyển trong xét tuyển đợt 1. Việc này không ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo, các trường vẫn có thể xét tuyển sớm và thông báo danh sách đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) cho thí sinh. Các trường tự chủ và chịu trách nhiệm trong việc xét tuyển, quyết định điểm trúng tuyển và đưa lên hệ thống để lọc ảo. Thí sinh vẫn có thể xét tuyển và biết được khả năng mình trúng tuyển vào nhiều trường (không làm giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh).

"Thực chất, hệ thống của bộ không xét tuyển mà chỉ hỗ trợ sắp xếp nguyện vọng của các thí sinh dựa trên các ưu tiên của các em, để lựa chọn ra nguyện vọng cao nhất mà các em có thể trúng tuyển. Theo đó, thí sinh sẽ trúng tuyển một nguyện vọng tốt nhất trong khả năng của mình, đồng thời hạn chế tối đa số lượng thí sinh ảo. Giải pháp xây dựng một hệ thống xử lý nguyện vọng và xác nhận nhập học trực tuyến chung, lọc ảo chung như nói trên chính là giải pháp kỹ thuật hiệu quả nhất hướng tới sự đảm bảo: Công bằng với thí sinh, bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo và minh bạch với xã hội. Về mặt kỹ thuật hầu như không phức tạp hơn các năm trước", PGS-TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh.

Đưa ra một thực tế, bà Thủy cho biết năm 2021 cả nước có 50% thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và 100% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến trên hệ thống. Mục tiêu năm 2022 sẽ lọc ảo chung cho tất cả các phương thức xét tuyển, về mặt kỹ thuật hầu như không phức tạp hơn các năm trước. Với kinh nghiệm, kết quả từ công tác tuyển sinh các năm trước, để tránh nhầm lẫn và hạn chế ảnh hưởng đến cơ sở đào tạo, thí sinh, trong thời gian qua Bộ GD-ĐT đã và đang khẩn trương thực hiện nâng cấp phần mềm để đảm bảo thuận lợi cho thí sinh trong việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển (phần mềm với cơ sở dữ liệu về tuyển sinh có cơ chế kiểm soát để hỗ trợ và hạn chế các sai sót của thí sinh trong quá trình đăng ký), hỗ trợ các cơ sở đào tạo và đáp ứng các quy định về tuyển sinh.

"Trong thời gian qua, bộ đã thường xuyên họp giao ban trực tuyến với các sở giáo dục - đào tạo, với cơ cơ sở đào tạo để thống nhất về chủ trương, hoàn thiện chính sách, hoàn thiện các thông tư và văn bản, kế hoạch về tuyển sinh. Đồng thời bộ đã trao đổi, thống nhất về mặt kỹ thuật với cán bộ trực tiếp làm công tác tuyển sinh của các trường, các nhóm trường. Bộ cũng sẽ ban hành văn bản, xây dựng tài liệu, clip hướng dẫn thí sinh trong đăng ký dự thi và xét tuyển; tăng cường truyền thông, hướng nghiệp cho thí sinh, cung cấp thông tin cho thí sinh, tạo điều kiện để thí sinh được tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác nhất", PGS-TS Nguyễn Thu Thủy cho biết.

Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học, kết nối với cơ sở dữ liệu các bậc học, quản lý thông tin người học thông suốt từ quá trình tuyển sinh, đào tạo tới cấp bằng tốt nghiệp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
12 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việc lọc ảo của Bộ GD-ĐT nhằm hỗ trợ các trường sắp xếp nguyện vọng của thí sinh