Chiều 12.6, Bộ Y tế cho biết đang nghiên cứu việc chuyển giao, sản xuất vắc xin COVID-19 chỉ cần tiêm một liều theo công nghệ Mỹ, có khả năng bảo vệ cao.

Việt Nam đàm phán chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19 chỉ tiêm liều duy nhất

Bài, ảnh: Thành Chung | 12/06/2021, 18:19

Chiều 12.6, Bộ Y tế cho biết đang nghiên cứu việc chuyển giao, sản xuất vắc xin COVID-19 chỉ cần tiêm một liều theo công nghệ Mỹ, có khả năng bảo vệ cao.

Theo Bộ Y tế, một tập đoàn hàng đầu Việt Nam hiện đã thảo luận, đàm phán với nhà sản xuất Mỹ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin theo công nghệ mRNA.

Vắc xin này hiện đã kết thúc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2, chỉ cần tiêm liều duy nhất 5mg, có khả năng bảo vệ cao, nhiệt độ bảo quản từ 2 - 8 độ C. Nhà máy do tập đoàn đầu tư theo chuẩn công nghệ của nhà sản xuất sẽ có công suất 100 - 200 triệu liều/năm dự định bắt đầu sản xuất từ quý 4/2021 hoặc quý 1/2022.

Hiện chưa rõ tên nhà sản xuất Mỹ mà tập đoàn nước ta đang đàm phán chuyển giao công nghệ vắc xin 1 liều tiêm vì hầu hết loại vắc xin COVID-19 hiện nay đều 2 liều tiêm.

160615085_4150087101690021_3307236371530839157_n.jpg
Tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19

Hiện nay Vabiotech cũng đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin phòng COVID-19 Sputnik-V từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7.2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.

Theo Bộ Y tế, Công ty TNHH một thành viên Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cũng đang xúc tiến đàm phán với đối tác Nhật Bản để sớm tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin cho Việt Nam. Ngoài ra, Vabiotech đã ký thỏa thuận với quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin COVID-19 Sputnik V từ bán thành phẩm, quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7; thỏa thuận tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.

Đại diện Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam, Bộ Y tế đã nỗ lực tìm kiếm nguồn vắc xin trên thế giới. Đồng thời, Bộ yêu cầu các đơn vị nghiên cứu phát triển và sản xuất vắc xin trong nước chủ động, tích cực, khẩn trương triển khai các nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng vắc xin"made in Vietnam"; mở rộng tìm kiếm hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin từ nước ngoài để nhanh chóng có vắc xin phòng chống dịch bệnh chủ động cho Việt Nam.

Đến nay, cả nước có hai nhà sản xuất đang nghiên cứu, phát triển vắc xin COVID-19. Trong đó vắc xin Nanocovax của Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen đã được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 hôm 11.6. Mục đích thử nghiệm giai đoạn 3 nhằm đánh giá tính an toàn, đáp ứng miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vắc xin.

Tổ chức nhận thử nghiệm giai đoạn 3 là Học viện Quân y và Viện Pasteur TP.HCM. Các địa điểm triển khai: Học viện Quân y, tỉnh Hưng Yên, Viện Pasteur TP.HCM, hai tỉnh Long An, Tiền Giang và một số đơn vị đủ điều kiện theo quy định tại các tỉnh triển khai nghiên cứu. Khoảng 13.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm, tuổi từ 18 trở lên, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu.

Nanogen dự kiến quy mô sản xuất khoảng 20 - 30 triệu liều/năm, có thể nâng công suất khi được đầu tư. Một loại vắc xin COVID-19 khác đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 là Covivac của Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC). IVAC dự kiến quy mô sản xuất khoảng 6 triệu liều/năm, có thể nâng công suất khi được đầu tư.

Bộ Y tế Việt Nam đã đàm phán thành công hơn 120 triệu liều vắc xin COVID-19 trong năm 2021, từ các hãng AstraZeneca, Pfizer, Moderna, từ Nga và Cơ chế Covax. Trong đó, Covax tài trợ miễn phí 38,9 triệu liều vắc xin và Việt Nam đã nhận khoảng 2,5 triệu liều đều là vắc xin AstraZeneca. Ngoài ra, Việt Nam đặt mua trực tiếp 30 triệu liều từ AstraZeneca, đã nhận hơn 400.000 liều. Với vắc xin Sputnik V của Nga, Việt Nam đạt thỏa thuận mua 20 triệu liều trong năm 2021, tuy nhiên chưa rõ thời gian cung ứng. Với vắc xin Moderna, Công ty Zuellig Pharma được ủy quyền phân phối 5 triệu liều cho Việt Nam vào tháng 5. TP.HCM đề nghị được mua số vắc xin này, tuy nhiên số này vẫn chưa về Việt Nam.

Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đàm phán chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19 chỉ tiêm liều duy nhất