Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo: vũ khí siêu thanh Trung Quốc đe dọa tên lửa phòng thủ Mỹ, do máy trượt siêu thanh (HGV) có khả năng di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh những 10 lần.
Theo trang web báo The Washington Free Beacon ngày 5.12, trong tuần này,chương trình vũ khí siêu thanh Trung Quốc (TQ) đã cho bay thử HGV lần thứ ba, mà Lầu Năm Góc đặt tên là WU-14.
Các cơ quan tình báo Mỹ đã giám sát chuyến bay thử này ở miền tây TQ.
Trung tá thủy quân lục chiến Jeff Poof, người phát ngôn của Lầu Năm Góc, xác nhận chuyến bay thử thứ ba, nhưng không cho biết chi tiết, chỉ nói “Chúng tôi luôn theo dõi các hoạt động quân sự của nước ngoài”.
Pool cho biết Lầu Năm Góc khuyến khích TQ công khai hơn trong việc đầu tư quốc phòng cùng các mục tiêu quân sự để “tránh tính toán sai”.
Hồi tháng 11 tại Bắc Kinh, Mỹ và TQ đã có một thỏa thuận quân sự mới, nêu mỗi nước báo cho nhau biết các hoạt động quân sự chủ đạo.
Chuyến bay thử này là một phần trong chương trình hạt nhân chiến lược của TQ, cùng nỗ lực phát triển các phương tiện có khả năng đánh bại những biện pháp phòng thủ của Mỹ. Nó thể hiện một quan tâm hàng đầu trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của TQ.
Hai chuyến thử WU-14 trước vào các ngày 9.1 và 7.8, đều được cho là đạt Mach 10, tức nhanh hơn tốc độ âm thanh gấp 10 lần, tức khoảng 12.359 km /giờ. Tốc độ cao của HGV sẽ khiến các tên lửa Mỹ hiện có khó thể bắn trúng.
Chuyên gia hạt nhân James Acton của Viện Carnegie giải thích:
“Loại vũ khí này được phóng từ các tên lửa khủng như tên lửa đạn đạo, nhưng thay vì được phóng cao hơn bầu khí quyển trái đất, chúng được đặt vào một quỹ đạo để trở lại bầu khí quyển này thật nhanh.
Minh họa chương trình hiện đại hóa quân sự TQ thế trong thế kỷ 21 |
“Loại vũ khí này được cho là kết hợp với lực lượng ngăn chặn hạt nhân của TQ. Nếu nó được kết hợp với những cuộc tấn công tên lửa đạn đạo truyền thống, sẽ buộc một mục tiêu phải chống lại các đầu đạn bay từ rất cao và rất nhanh, nó sẽ gây tổn thất trầm trọng cho phía phòng thủ”.
Các nhà phân tích tình báo nói rất khó đề phòng GHV, vì thời gian rất eo hẹp kể từ lúc phát hiện, theo dõi đường bay, tìm ra giải pháp kiểm soát và kiếm một vũ khí có thể ngăn chặn chúng, chỉ vì tốc độ di chuyển của chúng.
Các nhà phân tích tình báo Mỹ nói WU-14 là một phần trong chương trình hạt nhân chiến lược của TQ. Nhưng TQ cũng có thể sử dụng HGV này trong chương trình tấn công quy ước, như lên kế hoạch tấn công tàu sân bay Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương.
Báo cáo hàng năm của Ủy ban xem xét an ninh-kinh tế Mỹ-Trung (viết tắt UB,thuộc quốc hội Mỹ) ngày 20.11, cho biết chương trình vũ khí siêu thanh là một nỗ lực phát triển lớn của Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) trong việc “lập một khả năng tấn công chính xác cao độ thế hệ kế tiếp”.
Báo cáo viết: “HGV có thể khiến hệ thống tên lửa phòng thủ hiện có của Mỹ trở nên vô hiệu quả, có tiềm năng bị lỗi thời.
Một khi được triển khai, WU-14 cho phép TQ mở cuộc tấn công động lực học ở vào bất kỳ nơi nào trên thế giới, chỉ trong vài phút đến vài giờ”.
Báo cáo cũng nêu TQ dự tính triển khai GHV từ năm 2020, cùng một HGV trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu thanh từ năm 2025.
“Nhưng câu chuyện thật là một chương trình như thế đang được tiến hành. Đối với các hệ thống siêu thanh, tất cả những cuộc thử dù thành công hay thất bại đều đóng góp tích cực cho mục tiêu tạo nên một loại vũ khí”.
WU-14 là một phần trong cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh giữa TQ, Nga và Mỹ.
Chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ bị hạn chế. Cuộc thử Vũ khí siêu thanh tiên tiến của Mỹ bị thất bại, sau khi vũ khí này bị nổ 4 giây ngay sau cuộc phóng ở một bãi thử vùng đảo Kodiak (Alaska) ngày 25.8.
Kinh phí phát triển vũ khí siêu thanh cũng bị hạn chế khoảng 360 triệu USD, một con số mà các nhà chỉ trích nói là “quá nhỏ” so với sức đầu tư của Mỹ.
Fisher nói: “Mỹ nay cần tăng kinh phí ở hai lĩnh vực: nghiên cứu cách chống và phát triển nhiều loại vũ khí siêu thanh của riêng họ”.
Ông cũng nói Mỹ phải tăng khả năng kiểm soát không phận TQ và các hệ thống cảnh báo-do thám, gồm vệ tinh.
Lầu Năm Góc từng có nghiên cứu phát triển cả GHV có điều khiển nhưng không động cơ, và GHV trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu thanh kỹ thuật cao.
Một chiếc tàu vũ trụ mang tên X-37 cũng được phát triển, như một phần của Prompt Global Strike, một chương trình tên lửa siêu thanh của Mỹ có thể tấn công nhanh, chính xác vào bất kỳ vị trí nào trên thế giới, chỉ một giờ sau khi nhận lệnh.
Cựu chuyên gia lực lượng chiến lược của Lầu Năm Góc Mark Schneider nóicuộc phóng thử GHV mới nhất của TQ đặt ra một “đe dọa nghiêm trọng”, khi kinh phí quân sự Mỹ bị cắt giảm mạnh.
Nga đã công bố chương trình GHV gồm một tên lửa tốc độ cao cho một máy bay ném bom tàng hình mới, các đầu đạn siêu thanh cho các tên lửa đạn đạo Nga, và một chương trình hợp tác tên lửa hành trình với Ấn, nên “Chúng ta đang để mất ưu thế kỹ thuật của chúng ts”, Schneider nói.
Mai Hà (theo Washington Free Beacon)