Vụ một người đàn ông Trung Quốc bị một băng đảng người đồng hương ở thành phố Sihanoukville của Campuchia bắt cóc và dùng làm “nô lệ máu” đã khiến dư luận Trung Quốc bàng hoàng.

Vụ nuôi "nô lệ lấy máu" của băng đảng người Trung Quốc ở Campuchia gây chấn động

Anh Tú (dịch) | 18/02/2022, 11:35

Vụ một người đàn ông Trung Quốc bị một băng đảng người đồng hương ở thành phố Sihanoukville của Campuchia bắt cóc và dùng làm “nô lệ máu” đã khiến dư luận Trung Quốc bàng hoàng.

Theo Nhật báo Thượng Hải, Bệnh viện Bethune Campuchia Trung Quốc số 1 ở thủ đô Phnom Penh ngày 12.2 đã báo cáo với đại sứ quán rằng họ đã tiếp nhận một người đàn ông Trung Quốc, họ Li, trong tình trạng nguy kịch sau khi một băng đảng lừa đảo rút một lượng lớn máu của anh ta.

Theo Nhật báo Thanh Niên Bắc Kinh, Li đã bị rút máu bảy lần, với số lượng 350ml mỗi lần, kể từ tháng 6.2021, khi anh ta bị bắt cóc đến đặc khu Sihanoukville, thành phố lớn thứ hai của Campuchia, cho đến tháng 2.2022, khi anh ta trốn thoát khỏi băng đảng.

Li tìm cách trốn thoát vào ngày 2.2 và lên đường đến Phnom Penh với sự giúp đỡ của những người Trung Quốc khác ở địa phương.

Do bị chích nhiều lần, cánh tay của Li đầy vết bầm tím và vết kim tiêm. Li đã bị rút nhiều máu đến nỗi trong lần lấy máu cuối cùng, y tá đã phải lấy máu trên đầu anh sau khi các tĩnh mạch trên cánh tay của anh không thể cung cấp đủ máu. Li bị thương nặng và suýt chết sau khi trốn thoát. Khi nhập viện vào ngày 12.2, Li đã cận kề cái chết vì suy đa tạng. Hiện anh ấy đang trong tình trạng ổn định và được điều trị y tế liên tục.

Các hướng dẫn về hiến máu an toàn khuyến nghị hiến không quá 500ml mỗi lần và trong khi chất lỏng có thể tự thay thế trong vòng 48 giờ, thì phải mất vài tháng để các tế bào hồng cầu tự bổ sung đầy đủ. Hội Chữ thập đỏ Mỹ khuyến cáo mọi người không nên hiến máu thường xuyên hơn 56 ngày một lần. Còn nếu để đảm bảo an toàn và hiệu quả, số lần hiến tặng có thể được thực hiện khoảng ba lần một năm. Không rõ băng nhóm đã sử dụng phương pháp nào để hút máu Li.

no-le-mau-2.jpg

Theo Li, anh ta từ chối tham gia vào một kế hoạch lừa đảo do băng đảng điều hành. Nhưng sau khi họ phát hiện ra Li là người độc thân và sẽ không thể đòi tiền chuộc, họ đã sử dụng anh ta như một "nô lệ máu". Theo suy đoán, rất có thể máu đã được bán cho những người mua tư nhân trực tuyến.

Li cho biết một trong những thành viên băng đảng đã đe dọa anh ta bằng cách nói rằng nếu họ không thể lấy máu từ cơ thể của anh ta, anh ta sẽ bị bán cho những người thu hoạch nội tạng. Li cho biết các thành viên băng đảng thường sử dụng kích điện để đánh anh ta và những người bị giam giữ khác.

Li nói rằng anh ta nhìn thấy ít nhất bảy người đàn ông khác bị giam trong một căn phòng lớn. Li cho biết những người đàn ông khác không được lấy máu nhiều như anh ta vì máu của anh ta thuộc nhóm máu O, một nhóm máu phổ biến. Anh cho biết “bác sĩ” đầu tiên xét nghiệm máu của anh đã nhận xét: “Nhóm máu O của anh khá có giá trị!”

Theo SMCP, Li từng làm nhân viên bảo vệ ở Thâm Quyến và Bắc Kinh trước khi bị dụ đến khu tự trị người Choang ở Quảng Tây, miền nam Trung Quốc bởi một quảng cáo tuyển dụng giả. Một lần ở đó, anh ta bị một băng đảng bắt cóc đưa anh ta đến biên giới và dí súng buộc anh ta phải vượt biên bất hợp pháp sang Việt Nam.

Anh được lén đưa đến TP.HCM và sau đó đến Sihanoukville của Campuchia bằng tàu thủy. Li cho biết sau đó anh ta bị bán cho một băng nhóm khác đang điều hành một công ty lừa đảo trực tuyến với giá 18.500 USD.

Li kể: “Từ những nhà quản lý hàng đầu đến nhân viên (của công ty này) đều là người Trung Quốc. Họ đối xử lạnh nhạt với chúng tôi ”, đồng thời nói thêm rằng họ coi anh ta và các nạn nhân khác như “công cụ kiếm tiền”.

Trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia hôm 16.2 cho biết rằng họ đã thúc giục cảnh sát Campuchia ưu tiên điều tra vụ việc. Đại sứ quán cũng đã cử nhân viên đến thăm Li trong bệnh viện vào đầu tuần. Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia đã cảnh báo người Trung Quốc nên cẩn thận với các quảng cáo việc làm được trả lương cao sau sự việc trên.

Theo VOV, truyền thông Trung Quốc phỏng vấn một chủ tài khoản WeChat chính thức, người đã vạch trần các vụ lừa đảo bắt cóc gây chết người ở Campuchia cho biết, các vụ “nô lệ máu” như trên không phải là hiếm và nạn bắt cóc giết người vô cớ tại đây là đáng lo ngại.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ nuôi "nô lệ lấy máu" của băng đảng người Trung Quốc ở Campuchia gây chấn động